Tuyết lớn lấp núi, bên ngoài trời rét căm căm, Vân Lang muốn rèn vài món dụng cụ để dùng cũng không được, đành ở trong nhà buồn chán dạy chữ cho Đại Vương.
Đại Vương năm nay ba tuổi, nó vô cùng thông minh, dưới sự dụ dỗ của thịt khô, chưa tới 20 ngày đã có thể đếm từ một tới tám. Vân Lang cực kỳ hoài nghi cái con này kỳ thực có thể đếm nhiều hơn, chẳng qua là nó lười há miệng kêu nhiều như thế mà thôi.
Hổ biết chữ, biết đếm, chuyện này vượt ngoài phạm vi nhận thức của Thái Tể.
Có điều chuyện con hổ có thể thông qua lời của Vân Lang để làm động tác tương ứng thì ông ta vẫn có thể lý giải được.
Vân Lang rất thông minh, phải nói là cực kỳ thông mình, bất kể là đọc sách, làm việc đều có thủ đoạn, đáng sợ nhất là sự kiên trì chịu khó của y, khiến Thái Tể nhận định đó là sự đáng sợ nhất, ông ta cho rằng mình tìm được người kế thừa hoàn mỹ rồi.
Chỉ có điều niềm vui ấy kéo dài không lâu, khi luyện kiếm thì Vân Lang tự biến mình thành thằng ngốc.
Bộ kiếm thuật giết người tinh diệu, là bí kỹ bất truyền của bao đời thủ vệ lăng, vậy mà tới tay y còn đẹp hơn cả vũ đạo, song không giết được người.
Thái Tể lo tới bạc đầu, Vân Tranh không có tí thiên phú võ thuật nào hết, một chút bằng cái móng tay cũng không, dù học trọn bộ kiếm pháp thì y cũng khó sống nổi quá ba chiêu của thợ săn, phải làm sao bây giờ? Ông ta im lặng hết ba ngày, thế là đội tuyết ra ngoài một ngày, mang về một cái nỏ.
Cái nỏ này chỉ rộng một xích, thêm vào khe tên, cũng chỉ dài một xích, tuy linh kiện không toàn vẹn, Vân Lang nhận ran gay, đây là Tần nỏ, người Tần dựa vào nó chinh phạt sáu nước, dương uy thiên hạ.
Lắp rạp lại cái nổ này, bổ xung linh kiện cho nó không khó, xong xuôi Vân Lang lắp một cái que sắt không đuôi vào rãnh nỏ, bóp cò, uỳnh một tiếng, que sắt phát ra tiếng chấn động, cây đại thụ ngoài ba trượng có thêm một cái gai sắt, ăn sâu mấy tấc.
Thấy Vân Lang chĩa nỏ về phía mình, toàn thân Thái Tể giá lạnh, ông ta không chắc có thể tránh được ở khoảng cách gần như thế. Đến khi Vân Lang đặt cái nỏ vào tay, mồ hôi lạnh mới chảy ra ướt sống lưng.
Miễn cưỡng trấn tĩnh lại, Thái Tể học theo Vân Lang lắp que sắt, bóp cò, lại một tiếng ù lớn, cành cây có thêm một cái gai sắt.
" Đây là lợi khí cận chiến." Vân Lang nhận lấy nỏ, tiếc nuối nói:" Đáng lẽ cánh cung phải làm bằng thép mềm, đáng tiếc cháu không làm được, dây cung làm bằng gân gấu cũng đủ sức đàn hồi, nên không có được sức mạnh lớn nhất."
" Đủ rồi." Thái Tể khẳng định chắc nịch, cao thủ cỡ ông ta còn không tránh nổi, đám thợ săn không là gì:
" Nếu gia gia kiếm cho cháu được nhiều sắt, cháu thử biết đâu sẽ tìm được vật liệu thích hợp." Hai mắt Vân Lang lấp lánh:
Thái Tể lấy của Vân Lang mười hai mũi nó rồi lại dẫm trên tuyết dày rời đi tuần sơn, trước khi đi Thái Tể xoa đầy mỡ lợn lên mặt Vân Lang, trả lời ánh mắt hoài nghi của y: " Một là có tác dụng phòng lạnh, khiến da mặt không bị nứt ra, một tác dụng khác là ... dụ con hổ tới liếm."
Thế là Vân Lang bị Đại Vương truy sát rất thảm.
Lưỡi của Đại Vương có lớp gai ngược dày màu trắng, bình thường dùng cạo lông dính trên da thú, bất kể ai bị hổ liếm một lần là tuyệt đối không muốn bị liếm lần hai.
Hổ nhà người ta càng nuôi càng hung hãn, Vân Lang nuôi hổ thế nào mà Đại Vương lại ngày càng giống chó.
Bị con hổ nặng hơn ba trăm cân nhào lên người, cái cảm giác ngạt thở ấy làm Vân Lang quên nỗi thông khổ bị Đại Vương liếm mặt, mỡ lợn bị liếm hết rồi, Đại Vương đạp người y một cái vọt đi.
Để lại Vân Lang nằm thẳng cẳng trên mặt đất chửi ba họ nhà nó cùng Thái Tể.
Võ nghệ không tốt, Thái Tể thấy Vân Lang nhất định phải luyện khinh công cho tốt, đánh không thắng người ta thì phải chạy hơn người ta, thứ này rất hữu dụng, lúc khẩn cấp dùng để cứu mạng.
Ông ta nói thì cũng có lý lắm, nhưng mà bà nó chứ, trong rừng ai mà chạy thoát nổi hổ, xem chừng ông ta không thèm đếm xỉa tới cái lý đó.
Đại Vương thích trò này lắm, chỉ cần Thái Tể bôi mỡ lợn lên mặt Vân Lang là nó hưng phấn ở bên cạnh đi qua đi lại, Vân Lang thề, y nhìn thấy nó nhếch mép lên cười rất đểu giả. Sau đó Đại Vương đợi Vân Lang chạy thật xa rồi mới nhếch mép cười đểu lần nữa rồi mới đuổi theo.
" Chạy nhanh hay không không phải chỉ biết dựa vào sức, chủ yếu là phải điều chỉnh hơi thở cho thích hợp, hơi thở phải hòa vào động tác thì mới tự nhiên được." Mỗi lần Vân Lang kiệt sức nằm bẹp trên tuyết, mặt bị Đại Vương kiếm xước máu thì Thái Tể xuất hiện như ma lắc đầu, sau đó truyền dạy cho y cách thở:
Rèn sắt, chạy bộ, bị hổ ngược đãi, bị hươu cái coi làm chỗ dựa, Thái Tể dạy học, đó là toàn bộ cuộc sống của Vân Lang bây giờ, ở nơi hoang vu nhưng cuộc sống của y vô cùng phong phú, căn bản không có thời gian cảm thụ sự cô độc ở nơi này.
Thái Tể không biết kiếm ở đâu ra rất nhiều thẻ sách, chút thời gian rảnh rỗi của Vân Lang bị vắt kiệt.
Khổ não duy nhất là chữ trên thẻ sách do chữ Đại triện viết thành, càng phức tạp khó hiểu hơn chữ Tiểu triện, kỳ thực không phải nó khó tới mức đó, mà cực kỳ khảo nghiệm nhãn lực.
Đại triện cũng gọi là trứu văn, chữ tượng hình, chữ viết phức tạp, thiếu tập trung một chút là nhìn nhầm hình, không giống như trình tự văn tự đời sau, sai trình tự chút cũng không ảnh hưởng tới trải nghiệm đọc.
Dựa vào hình chữ phán đoán hàm nghĩa, đọc làm sao mà nhanh nổi.
Chỗ không hiểu thì tất nhiên thỉnh giáo Thái Tể, Thái Tể luôn đưa ra đáp án, nhưng mà thỉnh giáo nhiều Vân Lang liền phát hiện ra, ông ta cũng đoán nốt.
Vì không có từ điển để đối chiếu, Thái Tể thoải mái lừa bịp Vân Lang.
Khuyết điểm lớn nhất dựa vào suy đoán nhận chữ là kết luận rút ra đa số là bố láo bố toét.
Vân Lang thông minh lấy vài thẻ sách khác nhau ra, sau đó đối chiếu những chữ tương đồng, trước tiên biện nhận ý nghĩa, khớp nó vào từng đoạn văn, xác nhận ý tứ chính của nó liền viết lên thẻ gỗ.
Điều này tương đương với việc biên soạn từ điển, cần rất nhiều thời gian.
Cũng may ở cái nơi này, thứ ít thiếu nhất là thời gian.