Chương 1-4

Say Mộng Giang Sơn

Nguyệt Quan 19-02-2024 14:30:04

Chương 1: Người trong thôn Đào Nguyên Cách Lĩnh Nam Thiệu Châu về phía đông bắc hơn hai mươi dặm có một cái thung lũng vô danh. Bốn mặt của thung lũng được bao bọc bởi toàn là núi, chỉ có một lối ra duy nhất. Mà trên con đường đó cũng có một cái ải chắn ngang, phải vượt qua được cái ải đó mới có thể thấy được khoảng trời riêng bên trong. Vào năm thứ ba của Đại Đường, chợt có hơn một trăm người với mười một cái họ được quan phủ bí mật đưa tới thung lũng này chặt cây làm nhà, trong mấy ngày đã xây dựng lên một cái thôn trang nhỏ, đặt tên là thôn Đào Nguyên. Do địa thế của thôn bí mật cho nên thôn Đào Nguyên cũng ít tiếp xúc với người miền núi. Nhưng vì có một ít tiều phu và hộ săn bắn đi qua nên từ từ cái thôn nhỏ cũng thoáng được biết đến. Người dân trong thôn không giống với những người dân miền núi xung quanh. Phần lớn dân cư trong thôn đều là những người hào hoa phong nhã. Mặc dù bọn họ cũng cày ruộng, dệt cửi nhưng thường có thể nghe thấy trong thôn văng vẳng tiếng đọc sách, thậm chí là đánh đàn thổi sáo. Lúc đầu, người miền núi có bàn tán nhưng lâu ngày, mọi người cũng cảm thấy hết sức bình thường. Mười một năm sau, vào năm Vĩnh Thuần thứ hai của Đại Đường... Tiết trời đang vào cuối xuân, khắp thung lũng tràn ngập một màu xanh của cây cối. Mấy mẫu ruộng trải rộng ra xung quanh. Trong thung lũng lúp xúp mấy chục gia đình, hàng rào được lập lên bằng trúc. Tất cả đều thấp thoáng trong bóng xanh ngắt của núi rừng khiến cho cảnh tượng giống như trong mộng. Một thiếu nữ đeo giỏ trúc trên lưng dẫn theo một đứa trẻ ngoan chưa tới mười tuổi đi lên sườn núi bên ngoài thôn. Thiếu nữ mặc một chiếc áo ngắn màu xanh biếc và một cái quần dài cánh sen màu hồng. Mặc dù khuôn mặt hơi sạm nhưng vẫn ửng hồng khiến cho nàng có một chút phong thái mà một thiếu nữ nơi sơn thôn không thể sánh bằng. Cô nương đó tuổi chừng mười bốn, mười lăm tuổi, dáng dấp cao thon thả. Nhìn nàng bước đi chẳng khác nào một cây trúc xinh đang dao động trong gió. Đôi mắt sáng ngời cộng với sống mũi dọc dừa, cùng với cái miệng nhỏ nhắn khiến cho nàng càng thêm xinh xắn. Đứa bé đi bên cạnh thiếu nữ chừng tám, chín tuổi, nhìn qua thì như là đệ đệ của nàng. Bởi vì đứa bé đó mặc dù cũng có nước da ngăm đen giống như những đứa bé sống ở miền núi nhưng lại không có được sự khỏe mạnh. Nhìn vóc dáng của nó có phần gầy hơn nhiều. Khuôn mặt của nó rất giống với cô gái nhất là đôi lông mày thanh tú và cặp mắt to kia. Thiếu nữ đó tên là Nguyệt Dung. Còn cậu bé đi theo sau nàng chính là đệ đệ cùng mẹ tên là A Sửu. Năm nay A Sửu vừa mới chín tuổi, từ trước đến nay vẫn là đứa trẻ hoạt bát hiếu động. Nó có thể tự do đi lên núi. Những cái cây cao tới mấy chục trượng nó vẫn có thể leo lên chẳng khác gì khỉ. Vì vậy mà nó được trẻ con trong thôn coi là cao thủ leo cây số một. Nhưng chính vì vậy nó lại đúng với một câu nói, giỏi nước thì chìm mà giỏi trèo thì rơi. Ba tháng trước, a Sửu leo lên một cái cây to để bắt tổ chim rồi bị rơi xuống từ độ cao năm, sáu trượng. Mặc dù có cành cây cản lại, đất cũng mềm nhưng vẫn bị vỡ đầu, gẫy mất một chân. Nhưng khi nhìn thấy hòn ngọc quý của mình, cha mẹ của cả hai sợ gần như ngất xỉu. Do tỷ tỷ là trưởng nữ lại không để ý tới đệ đệ vì vậy mà bị cha mẹ đánh. A Sửu ở nhà hơn ba tháng, gần đây mới đỡ hơn tuy nhiên vẫn bị phụ mẫu cấm không cho ra ngoài. Hôm nay tỷ tỷ của nó lên núi hái rau dại, thấy đệ đệ của mình từ lúc bị ngã gẫy chân phải ở nhà buồn, tính tính hoàn toàn khác với trước. Nàng lo lắng sợ đệ đệ thay đổi tính nết nên năn nỉ phụ mẫu dẫn đệ đệ ra ngoài chơi. Mặc dù phụ mẫu đã đồng ý nhưng vẫn có điều kiện đó là a Sửu không được rời khỏi nàng nửa bước. Trong hàng rào của một ngôi nhà có một thiếu nữ còn lớn hơn Nguyệt Dung cô nương chừng hai tuổi đang thêu hoa. Thấy tỷ đệ Nguyệt Dung đi tới, nàng liền lên tiếng chào hỏi: - Nguyệt Dung muội muội! Tiểu a Sửu lên núi à. - Vâng! Muội đưa tiểu đệ lên núi hái ít rau dại. Tú Tú tỷ đang chuẩn bị đồ cưới hay sao? - Không có. Người ta đang thêu chơi. Tú Tú đỏ mặt vội vàng cầm bức thêu giấu ra sau khiến cho Nguyệt Dung cười khúc khích. Cách đó không xa dưới một gốc cây có một lão nhân đang chơi cờ nghe thấy tiếng cười liền quay sang nhìn. Rồi lão nở nụ cười: - Tiểu A Sửu đã khỏi chân rồi sao. Ha ha! Từ nay về sau không được nghịch ngợm nữa. Nguyệt Dung lễ phép chào hỏi bọn họ: - Cửu bá bá! Phương bá bá. Lão nhân kia đại khái là sắp thua ván cờ nên liên tục thúc giục người còn lại đi nhanh lên. Mãi một lúc, lão nhân còn lại mới vuốt râu quay lại. A Sửu được gọi là cao thủ số một trèo cây bị lão bá nói như vậy thì tức giận đá văng một hòn đá. Kết quả hòn đá bay lên văng trúng vào một con ngỗng trắng đang đi trên đường. Con ngỗng đó đang ngẩng cao đầu bước đi như một vị đại tướng quân, bị hòn đá văng trúng thì nổi giận, vươn cái ổ dài, giang đôi canh ra kêu cạc cạc vọt về phía a Sửu. - A Sửu! Đệ lại bướng bỉnh rồi. Nguyệt Dung xong thì kéo tay A Sửu rồi bỏ chạy. Mà con ngỗng kia rõ ràng không có ý định bỏ qua nên kiên quyết đuổi theo cả hai. Một tên mục đồng chăn dê ở trong đám cỏ nhìn thấy cảnh đó thì cười lăn lộn ra đất. - Ối! A tỷ! Chân đệ vẫn còn hơi đau. A Sửu đang chạy chợt kêu đau khiến cho Nguyệt Dung tức giận: - Cái tên tiểu tử thối này. Ngỗng tướng quân của nhà Lưu thẩm vốn hung hãn vậy mà ngươi còn trêu nó. Nói xong, nàng liền tháo cái giỏ trúc rồi ngồi xuống nói: - Lên đây. Tỷ cõng ngươi. A Sửu nói: - Không cần. Người ta lớn rồi rất nặng. Tỷ tỷ không cõng được. - Thôi đi. Một đứa nhóc con mà đã đòi trưởng thành. Từ nhỏ tới giờ chẳng phải tỷ cõng ngươi lên núi hay sao? Nguyệt Dung không khỏi phân trần cõng đệ đệ lên lưng rồi bỏ chạy lên núi. Con ngỗng kia vẫn bám riết không tha. Lưng của tỷ tỷ phằng mà mềm mại. Mặc dù có mồ hôi nhưng mùi lại rất dễ chịu. A sửu bị tỷ tỷ vỗ vào mông hai cái nên không dám chối nữa. Ngỗng tướng quân đuổi theo một lúc rồi ngoáy mông kiêu ngạo đi về thôn. Nguyệt Dung thấy con ngỗng không đuổi theo nữa mới thở dốc mà dừng bước lại, có điều vẫn không để cho đệ đệ xuống. - A Sửu! Lên tới núi đệ không được chạy lung tung, đừng để phụ mẫu lo lắng. A Tỷ đi hái ít rau dại rồi đưa đệ về. A mẫu nâu canh xương cho đệ nên uống nhiều và nhanh mới tốt. Đệ thích nhất ăn rau dại chấm tương đúng không. Tỷ hái xong về sẽ làm rau dại chấm tương cho đệ ăn. - A...nhưng tương phải thêm một chút dầu vào. - Được! A Sửu! Sẽ thêm một chút dầu. - Còn phải thêm một quả trứng gà nữa. Nguyệt Dung nghe thấy vậy thì bật cười khanh khách: - Được! Sẽ thêm một quả trứng gà cho ngươi thèm đến chết thì thôi. Hai tỷ đệ dắt nhau lên núi. Nguyệt Dung thả a Sửu xuống rồi nói: - Để ngồi yên ở đây để tỷ đi hái... A? Nguyệt Dung liếc nhìn ra ngoài cốc rồi kinh ngạc: - Tại sao có nhiều quan binh tới đây như vậy? A Sửu nghe xong cũng vội vàng đứng dậy nhìn xem. Do nó còn nhỏ nên phải kiễng mũi chân nhìn qua lùm cỏ mới có thể thấy được bên ngoài. Trong tầm mắt của nó, có một đội quân đang tập kết. Đó là đội quan nhà Đường. Đám lính đều mặc giáp, lưng đeo ống tên và khoác cung. Tay cầm đao. Tất cả đều cưỡi chiến mã. Hơn ba trăm người với ba trăm con ngựa đứng yên không một tiếng động. Phía trước đội quân có hai con ngựa. Quân sĩ mặc áo còn tướng thì khoác bào. Một trong hai con ngựa chính là một vị tướng khoác chiến bào, mặc một cái giáp da. Trên cái bào có thêu hình một con sư tử. Mà người cưỡi con ngựa còn lại là một vị quan văn mặc áo bào màu xanh. Y ghìm ngựa quay đầu lại nói gì với đám binh lính. Nghe tiếng của y, đám binh lính đều rút đao khỏi vỏ. Dưới ánh mặt trời, những lưỡi đao tản ra ánh sáng lạnh lẽo. A Sửu hơi tò mò. Trước kia, hắn và phụ thân tới thành Thiệu châu từng nhìn thấy binh lính. Tuy nhiên đó chỉ là mấy tên lính gác thành chứ không có khí thế đằng đằng sát khí như kia. Hơn nữa, trang phục của họ cũng khác nhau. - A tỷ! Đám binh lính này đang định làm gì vậy? - Không ổn. Mặc dù Nguyệt Dung không rõ ý đồ của đám quan binh đó nhưng cảm nhận sự nguy hiểm, nàng vội vàng đặt a Sửu xuống rồi dặn hắn: - Đám quan binh đó có lẽ sẽ gây chuyện không hay cho chúng ta. A Sửu! Đệ đi lại không tiện, hãy nấp ở đây. Tỷ quay về thôn báo tin. Tỷ trốn ở đây, cho dù có chuyện gì cũng không được chui ra. Biết không? Nguyệt Dung giấu a Sửu vào trong đám cỏ rồi cõng gùi trúc lên lưng chạy về. A Sửu trốn trong đám cỏ nhìn tỷ tỷ chạy về thôn mà không hiểu có chuyện gì xảy ra. Chương 2: Đứa trẻ ăn xin trong ngõ Ba Tiêu Đây là giang sơn của Đại Đường, bất cứ người nào cũng là con dân của Đại Đường. Tại sao quân đội Đại Đường lại gây khó dễ với dân chúng? Người trong thôn không phải sơn tặc thổ phỉ. Mặc dù cảm thấy khó hiểu nhưng a Sửu vẫn theo lời tỷ tỷ ngồi im trong bụi cỏ không nhúc nhích. Móng sắt đạp vỡ những hòn đá vụn hai bên đường. Hai con tuấn mã chậm rãi đi lên sườn núi. Từ góc độ của a Sửu chỉ có thể thấy được viên quan văn. Còn viên võ tướng do bị viên quan văn che khuất nên thi thoảng chỉ thấy chiếc áo choàng của y tung bay. Nguyệt Dung vừa cuốn cái khăn trên đầu vừa chạy, đồng thời gọi vào trong thôn: - Cha! Mẹ! Quan binh tới đây. Quan binh tới đây. - Giết! Giết hết! Không tha cho một ai. Khiến cho người ta cảm thấy ớn lạnh đó là câu nói lạnh lùng vọng vào tai của a Sửu. A Sửu thôi không nhìn theo tỷ tỷ mà nhìn về phía viên quan văn vừa phát lệnh. Người đó có vóc dáng rất gầy, khuôn mặt dài như ngựa. Khi y quay ra lệnh cho đám binh lính sau lưng liền theo bản năng nghiêng đầu sang chỗ khác. Ngay lập tức cả khuôn mặt của y liền đập vào mắt a Sửu. A Sửu có thể nhìn rõ khuôn mặt với cái mũi ưng cùng với đôi môi mỏng. Thứ âm thanh đầy sát khí đó chính là từ trong miệng của y phát ra. Vị tướng quân mặc chiến bào đứng bên cạnh y từ từ rút đao ra khỏi vỏ. Tiếng đao sắc lạnh khiến cho a Sửu nổi da gà. Viên tướng quan giơ đao thúc ngựa lao về phía trước đồng thời quát: - Giết. Ngay lập tức, con ngựa của y tung vó lao xuống dưới. Phía sau y đám quân sĩ cầm đao cũng lao xuống như điên. A Sửu nhìn tỷ tỷ cố gắng chạy trên con đường núi. Viên tướng quân thúc ngựa chạy như bay gi như một tên thợ săn. Chưa tới nửa khắc, y đã đuổi kịp tỷ tỷ của a Sửu. A Sửu nhìn thấy cảnh đó mà nghẹn họng. " Phụp!" Cây đao nâng lên, một tia sáng lạnh xuất hiện rồi kéo theo là muôn chùm máu. - Mẹ! Quan binh tới... Âm thanh của Nguyệt Dung biến mất. Cây đao lướt qua không trung kéo theo một làn sương máu. Viên tướng quân vung thanh đao dính đầy máu vượt qua người nàng. Rồi sau đó vô số vó ngựa lao qua thân thể mềm mại của thiếu nữ mà vọt vào trong thôn. - Tỷ tỷ. Hai mắt của a Sửu tối sầm, rồi ngất đi. Mấy trăm tên lính từ trên con đường núi lao xuống vang lên tiếng vó ngựa và tiếng đá vụn vỡ nát che khuất âm thanh của nó. Viên quan văn mặc áo xanh đứng trên sườn núi nở nụ cười cay độc. Y chỉ cây roi ngựa về phía trước: - Giết! Giết hết! Một tên cũng không tha. ... Hôm sau, phủ Thiệu Châu dán một tờ cáo thị tuyên bố thôn Đào Nguyên xảy ra ôn dịch khiến cho toàn bộ dân trong thôn chết hết. Đề phòng ôn dịch lay lan, quan phủ liền cho đốt hết toàn bộ thôn đồng thời cũng báo cho dân chúng xung quanh không được vào trong thôn Đào Nguyên để đề phòng dính ôn dịch. Vì vậy mà thôn Đào Nguyên biến mất cũng đột ngột giống như khi nó xuất hiện. Không một ai dám đi vào trong cái thung lũng đó. Sau mấy năm, không còn ai nhớ tới cái tên thôn Đào Nguyên. Mọi người chỉ nhớ cách Thiệu Châu hai mươi dặm về phía Đông bắc có một cái cốc bị ôn dịch. Rất nhiều người thậm chí không biết tới sự tồn tại của nó. Tháng bảy năm Vĩnh Thuần thứ hai, tại phủ Quảng Châu. Trên con đường người qua lại tấp nập. Thương lữ và cửa hàng khiến cho con đường trở nên chen chúc. Bình dân mặc áo vải thô, người hổ mặc áo chật tay và tu sị mặc áo ngăn tay đi lại khiến cho cả con phố trở nên náo nhiệt. Hai bên đường những người Thiên Trúc khoác áo bố, đeo vòng tai dùng thứ tiếng Đại Đường lơ lớ để chào hàng thứ đàn hương của mình. Còn người tới tử Côn Luân ở Nam Dương thì ra bán thứ cao rất tốt... Còn có một vài người Ba Tư đầu đội mũ hoa, mặc áo ngăn tay buôn bán nước và phấn trang điểm. Ngoài ra trên vỉa hè còn bày bán rất nhiều hồ tiêu được người Đường ưa thích. Những người đẩy xe trên đường thì cất tiếng rao thật to với đủ mọi loại nào là giúp cho nam nhân bổ thận tráng dương, nữ nhân thì thoải mái vui vẻ thu hút vô số người. Không một ai là không muốn người đàn ông của mình là một vị trượng phu cho dù ngay cả khi ở trên giường. Phía sau dãy hàng xén mọc hai bên đường là hai dòng sông nhỏ được kè bằng đá. Có một cây cầu nhỏ bắc ngang qua sông. Bên bờ sông có trồng một rặng chuối. Phía sau rặng chuối là một quán rượu. Mùi rượu thơm phức từ trong quán bay ra khiến cho cả con đường lớn thêm đủ mọi màu sắc. Nhưng rõ ràng cái thế giới phồn hoa này không thể so sánh được với thế giới miêu tả trong sách. Trong sách viết thì ngươi có thể bỏ qua tất cả nhưng cái thế giới thật thì lại không được như thế. Bất cứ lúc nào cũng có những người nghèo khó. Vào lúc này, có một đứa trẻ ăn xin đang cố gắng bỏ chạy khỏi hai người đàn ông tráng niên hùng hổ đuổi theo. Đứa bé ăn xin chạy tới một con ngõ nhỏ thì kiệt sức, bị hai người đàn ông đuổi kịp. Cả hai người vung tay vung chân đấm đá khiến cho đứa nhỏ chỉ biết ôm đầu, cuộn mình lại như một con chó nhỏ. Mặc dù bị đánh như vậy nhưng nó vẫn chẳng hề kêu đau, không xin tha. Mãi cho tới khi bị một người đá văng xuống rãnh nước, nó mới kêu lên đau đớn rồi ngất đi. Hai gã đàn ông buông tay áo mà mắng: - Thằng ăn mày khốn kiếp dám ăn trộm đồ ăn. Nếu còn để cho ông mày nhìn thấy sẽ đánh chết ngươi. Trên đường mặc dù dòng người qua lại như mắc cửi nhưng không một ai để ý. Cũng không biết được bao nhiêu lâu thì một phụ nhân mặc chiếc váy rách dắt theo một tiểu cô nương đi tới con ngõ nhỏ. Cô bé nhìn thấy đứa ăn xin nằm lăn lóc bên rãnh nước thì dừng chân. Sau khi như cãi nhau với mẫu thân một lúc, cô bé thắng lợi liền chạy nhanh tới bên rãnh nước. Cô bé ngồi xổm nhìn cậu bé đang ngất. Rồi sau đó, cô bé đón lấy một cái hũ từ tay mẫu thân rồi cho hắn ăn cháo. Thằng nhóc ăn xin có thể nói là rất đói bụng cho nên mặc dù đang hôn mê nhưng khi lớp cháo trắng chảy vào trong miệng nó vẫn theo bản năng mà nuốt. Thằng nhóc ăn xin từ từ tỉnh lại. Khi nó mở mắt ra thì lập tức cảm nhận được một sự đau đớn khắp toàn thân. Một con mắt của hắn bị sưng lên gần như chỉ còn lại một khie nhỏ. Sau phút chóng mặt, hắn mới hé mắt nhìn cô bé trước mặt. Cô bé đó chừng sáu, bảy tuổi, vóc dáng rất gầy. Khuôn mặt nhỏ nhắn cùng với mái tóc rối bù do thiếu chất. Chỉ có đôi lông mày vừa đen vừa dài. Nếu đôi lông mày đó mà có ở một người đàn ông thì nhất định sẽ khiến cho người đó có phong thái bừng bừng. Nhưng xuất hiện trên người một cô gái thì dường như lại hơi khác một chút. Cô bé mặc một chiếc áo ngắn màu trắng, đầu vai hơi rách một chút để lộ cả da thịt. Bên dưới cô bé mặc một chiếc váy kiểu lá trúc. Giờ phút này, cô bé ngồi xổm trước mặt đứa bé ăn xin nên để lộ hai cái đầu gối trơn nhẵn. Đứa bé ăn xin nhanh chóng hiểu rõ hoàn cảnh của mình, cũng hiểu được thân phận của đối phương. Hắn cũng không nói lời cảm ơn mà chỉ kinh ngạc nhìn cô bé. Cô bé nhếch môi nở nụ cười với hắn. Đại khái là do đang thay răng cho nên nụ cười của cô bé thoáng nhìn hơi xấu một chút. Cô bé nghiêng đầu nghĩ một lúc rồi lấy trong áo ra một cái bánh bao bẻ làm hai nửa. Nàng cầm hai nửa so sánh rồi đặt nửa to hơn lên người đứa bé ăn xin rồi lại nở nụ cười với hắn. Sau đó, cô bé đứng lên. Người phụ nữ đi tới dắt tay cô bé đồng thời liếc mắt nhìn đứa bé ăn xin một cái, sau đó hai mẹ con đi dọc theo con hẻm nhỏ. Đứa bé ăn xin cố gắng đứng dậy cảm thấy toàn thân đau nhức. Hắn xắn quần áo, nhìn hai bên rồi theo bản năng đi theo hai mẹ con cô bé kia. Cô bé nắm tay mẫu thân, thi thoảng quay đầu lại xem. Cậu bé kia xem ra tình cảnh còn khó khăn hơn so với hai mẹ con họ. Quần áo của nó rách nát chỉ có thể che đậy cơ thể. Nơi cổ để lộ đôi xương quai xanh. Gương mặt của hắn gầy yếu vàng vọt. Trên mặt những vết máu bầm tím cộng với những vết thương mới chồng lên vết cũ. Cô bé nhìn hắn mà nhếch miệng cười. Từ từ, con đường càng lúc càng hẻo lánh. Một cái miếu đổ nát xuất hiện ở phía trước. Phụ nhân nắm tay cô bé đi vào trong ngôi miếu đổ nát. Đứa bé ăn xin đứng ở bên ngoài miếu một lúc rồi cũng đi vào theo. Trong ngôi miết đổ nát ngoài một tên ăn mày ra còn có một lão ăn mày đang ngồi dưới ánh nắng mặt trời. Lão cởi chiếc áo rách để lộ một vóc dáng chỉ có da bọc xương. Tên ăn mày khỏe hơn một chút thì nằm trong bụi rậm, hai chân bắt chéo mà hát rì rầm. Người phụ nữ dân cô bé vào trong ngôi miếu đổ nát, tìm một chỗ mà ngồi xuống. Cô bé bắt đầu ăn cái gì đó còn người phụ nữ thì lấy một ít cỏ mềm bắt đầu bện. Thằng nhóc ăn xin như con thú nhỏ đang sợ hãi cảnh giác đi vào trong miếu. Nhưng nó vẫn cố chấp đi về phía hai mẹ con kia. Nó rất ít khi được đối xử tốt. Vì vậy mà lòng tốt của cô bé khiến cho nó cảm thấy vô cùng thân thiết. Không có chỗ nương tựa nên nó theo bản năng muốn gần gũi với hai mẹ con cô bé. Cô bé dùng đôi hàm răng nhỏ cố gắng gặm. Mãi cho tới khi nước bọt thấm ướt cái bánh, nó mới ăn được một miếng. Cô bé vui vẻ nuốt miếng bánh bao rồi nhìn đứa bé mà hỏi: - Ta tên là Nữu Nữu. Ngươi tên là gì? Thằng bé ăn xin hơi ngơ ngác. Mất một lúc, ánh mắt nó như có gì đó chua xót. Nó nhẹ nhàng trả lời: - Ta...tên a Sửu. Chương 3: A Sửu và Nữu Nữu - A Sửu! Ngươi ngồi xuống đây. Bé gái vỗ vỗ chỗ rơm bên cạnh. A Sửu nhìn một lúc rồi rón rén ngồi xuống bên cạnh cô bé. Bé gái cắn miếng bánh bao, nghiêng đầu nhìn nó rồi hỏi nhỏ: - Tại sao ngươi lại bị người ta đánh tới mức như vậy? A Sửu trả lời: - Bởi vì ta ăn trộm đồ của họ. - A! Vậy không được. Xin cơm là được rồi, như thế có thể làm cảm động tới lòng tốt của người ta. A Sửu trầm ngâm một lúc rồi nói nhỏ: - Ta không ăn xin nổi... Ta...không thể xòe tay ra được... Hai hàm răng của cô bé rụng gần hết mà cái bánh bao kia thì không biết đã được bao nhiêu ngày nên rắn chẳng khác gì đá. Cô bé gặm mãi cho tới khi nó ướt đẫm nước miếng thì không gặm nổi nữa. Nghe thấy a Sửu nói vậy, cô bé thôi không cố gắng gặm cái bánh bao nữa mà há to mồm ra hỏi: - Tại sao? Chẳng lẽ đi ăn trộm đồ thì được? A Sửu suy nghĩ một cách nghiêm túc rồi nói: - Ta không biết. Tuy rằng ăn trộm cũng là dùng tay nhưng...có cảm giác khác biệt. Ăn trộm ta chỉ cần chuẩn bị chịu đòn. Còn ăn xin thì ta thực sự không xòe tay ra được. Cũng không biết phải nói thế nào... Bé gái chớp mắt, suy nghĩ một lúc rồi lắc đầu: - Ta không hiểu. A Sửu nở nụ cười chua xót. Nó ngẩng đầu nhìn ánh mặt trời qua nóc ngói bị vỡ mà nói thầm: - Thật ra bản thân ta cũng không hiểu... Bé gái nghe vậy thì bật cười khanh khách: - A Sửu! Ngươi đúng là một người ăn xin kỳ quái. A Sửu liền thể hiện dáng vẻ quật cường: - Ta cũng không phải kẻ ăn xin. Từ trước tới giờ ta chưa bao giờ ăn xin. Tính tình của bé gái rất tốt nên nhượng bộ: - Được rồi! Được rồi! Ngươi không phải kẻ ăn xin. Ngươi là một tên ăn trộm nhỏ kỳ quái có được không? Hi hi! - Ừ! A Sửu suy nghĩ rồi gật đầu một cách trịnh trọng, chấp nhận cách đánh giá của cô bé. Bé gái nghiêng đầu sang chỗ khác níu ống tay áo của mẹ mà năn nỉ: - Mẹ! Cho a Sửu đôi giày có được không? Co bé nghiêng đầu sang một bên rồi lại hỏi: - A Sửu! Ngươi có đồng ý ở lại đây không? ... - Ừm? - Ừm! Cô bé lại toét miệng cười để lộ hai hàm răng đang thay. Tới lúc này, một đôi giầy rơm đang hình thành trong tay của bé gái. ... A Sửu là một đứa bé thật sự là khác thường. Hắn kiên quyết không chịu đi ăn xin cho dù phải đi ăn trộm. Do kỹ thuật ăn trộm không tốt cho nên thường thường a Sửu bị người ta đánh cho bầm dập mặt mày. Nếu không có mẹ con cô bé tiếp tế thì có lẽ hắn đã chết đói từ lâu. Trong ngôi miếu đổ nát có hơn mười tên khất cái. Bọn họ nhất trì gọi A Sửu là a Ngốc. Nhưng chỉ có cô bé là không nghĩ vậy. Khi a Sửu ăn no cũng không ngồi sưởi nắng như những tên khất cái khác . Hắn luôn ngồi trên một tảng đá to ở phía sau, chống cằm nhìn bầu trời. Bé gái nhìn thấy vậy thì nghĩ a Sửu đang tự hỏi chuyện gì đó. A Sửu tự hỏi cái gì còn người khác thì sao? Có một lần, bé gái vụng trộm nhìn thấy a Sửu cầm một nhánh cây vẽ lên trên cát. Sau khi hắn đi, bé gái liền bước tới thì thấy a Sửu viết lại chữ trên tấm bia kia. Nhớ lại động tác của hắn, bé gái cảm thấy vô cùng hâm mộ. A Sửu biết viết chữ còn người khác thì sao? A Sửu có thể trèo cây lấy tổ chim, dùng cành cây bắt chuồn chuồn, cá nhỏ. Cho dù bất cứ thứ gì thì hắn cũng có thể chế biến thành món ăn thơm phúc. Mặc dù chúng đồng loạt bị nướng nhưng cô bé vẫn cảm thấy rất thơm. Trong khoảng thời gian đó, khuôn mặt của a Sửu luôn ứ đọng máu còn của cô bé thì đen sẫm. Cô bé ăn xin để sống nên từ nhỏ luôn có cảm giác lãnh lẽo. Trong mấy ngày làm bạn với a Sửu đã trở thành ký ức đẹp nhất trong đời cô bé. Mùa đông năm này mẫu thân Nữu Nữu bị bệnh, có lẽ nếu bình thường thì bệnh của nàng đã có thể khá lên, nhưng lần này bệnh của nàng trở nên rất trầm trọng. Mẹ Nữu Nữu càng lúc càng tiều tụy, dần dần thậm chí nàng còn không thể đi ăn xin được. Vào một ngày, mẹ Nữu Nữu gầy trơ xương nằm trong ngôi miếu đổ nát. Ánh sáng mặt trời rực rỡ chiếu lên người nàng làm cho sắc mặt càng thêm xám trắng. Nữu Nữu bất lực nằm gục trên mình mẫu thân khóc, còn A Sử nước mắt đảo quanh nhưng cậu cố nén không cho nước mắt rơi xuống. Từ lúc ở thôn, hắn khóc suốt cả một buổi chiều, khóc đến sưng mắt, tiếng nói như bị câm thì cậu đã không còn khóc nữa, dường như từ lúc đó trở đi nước mắt cậu đã cạn khô rồi. Mẹ Nữu Nữu một tay nắm lấy cánh tay gầy gò nhỏ bé của Nữu Nữu, một tay kéo A Sửu. Ánh mắt nàng đầy sự bi thương, bất đắc dĩ, thê lương, nhớ, quyến luyến và đau khổ hòa quyện khiến người ta thấy mà tan nát cõi lòng. - A Sửu! Nữu Nữu phải nhờ cháu trông giúp rồi... Mẹ Nữu Nữu biết a Sửu còn nhỏ nhưng lại là một cậu bé quật cường không chịu đi ăn xin, ngay cả bản thân cũng không nuôi sống nổi, nhưng nàng không còn ai để phó thác. Đám ăn mày trong miếu đều tránh đi ra xa lạnh lùng nhìn nàng sắp chết. Nàng có thể thấy trong những ánh mắt không có chút một tia cảm thông nào. - Nữu Nữu à... Mẹ Nữu Nữu bùi ngùi thở dài, bàn tay gầy yếu không còn sức lực đặt lên đầu con gái, nhẹ nhàng vuốt vài cái rồi đột ngột thõng xuống. Đôi mắt nàng không hề nhắm, một giọt nước mắt từ khóe mắt nàng lăn xuống trượt theo gò má. - Mẹ ơi! Mẹ ơi... Nữu Nữu ôm lấy thân thể mẫu thân, gào khóc. Tròng mắt của A Sửu đỏ ngầu nhưng cậu cắn răng chịu đựng, khẽ khàng vuốt nhẹ lên đôi mắt mẹ Nữu Nữu rồi đứng dậy đi ra ngoài. Nữu Nữu nằm trên người mẫu thân, vẫn khóc. Khi cô bé khóc đến không còn sức để khóc nữa thì a Sửu quay lại. A Sửu giống như một con chó nhỏ lăn lộn trên mặt đất, toàn thân vấy bùn vô cùng bẩn thỉu. Cậu uể oải đi đến góc miếu đổ nát, đặt mông ngồi bên cạnh Nữu Nữu, thở dốc một hồi mới kéo nửa tấm chiếu tre kia ra, đặt mẹ Nữu Nữu lên chiếu rồi sau đó nắm chặt lấy kéo ra ngoài miếu đổ nát. Trên đồng cỏ bên bờ sông nhỏ , a Sửu dùng gậy gộc đào, lấy tay móc được một cái hố. Người chết phải nhập thổ vi an. Những người thân của cậu, cha mẹ của cậu, a tỷ của cậu đều đã trở thành một đống tro tàn trong biển lửa hừng hực. Lúc đó cậu cũng giống như Nữu Nữu chỉ biết hoảng sợ, khóc lóc, khi thần trí tỉnh táo thì bỏ trốn khỏi sơn thôn. Hiện tại chí ít cậu vẫn còn sức lực đưa mẹ của Nữu Nữu nhập thổ vi an, mà không phải vứt bỏ thi thể vào trong khe cống ngầm nào đó. A Sửu dùng hai bàn tay rướm máu vùi mẹ Nữu Nữu vào hố đất, cắm một ván gỗ nho nhỏ trước mộ phần làm tấm bia mộ, sau đó thì không còn sức mà cử động nữa. Từ đó trở đi, a Sửu và Nữu Nữu sống nương tựa lẫn nhau, coi nhau như huynh muội. Nữu Nữu không gọi cậu là a Sửu mà gọi là a huynh, còn cậu thì vẫn gọi cô là Nữu Nữu. A Sửu vẫn kiên trì đi trộm, vẫn thường bị đánh, cho nên hai người thường phải chịu đói. Nữu Nữu từ nhỏ đã được mẫu thân chiếu cố nên cô bé không biết cách ăn xin, thỉnh thoảng nhận được đồ ăn ở địa bàn này nọ thì lại bị tên ăn mày khác cướp lấy. Cô bé xin được rất ít đồ ăn. Có một lần, nàng bị một gia đình nuôi chó dữ cắn bị thương, mấy ngày không đi lại được, a Sửu lại không trộm được đồ gì khiến cho cô bé sắp chết đói. A Sửu tựa như một con sói tuyệt vọng, ngồi xổm bên Nữu Nữu hấp hối. Nữu Nữu không biết a huynh đang suy nghĩ gì, thật ra cô bé vẫn không hề hiểu a huynh. Cô chỉ biết a huynh đối xử với cô rất tốt. Từ sau khi mẫu thân qua đời, a huynh trở thành người thân duy nhất của cô. A Sửu cứ chăm chú nhìn Nữu Nưu như vậy, nhìn rất lâu, rồi dùng dây cỏ buộc chặt cái bụng đói, uể oải từng bước đi ra ngoài. Đám ăn mày trong miếu vô cùng căm phẫn. Bọn họ nói Nữu Nữu đã nuôi dưỡng một con sói mắt trắng, a Sửu bỏ lại Nữu Nữu tự sinh tự diệt, không quan tâm cô, nhưng bản thân bọn họ lại không hề bỏ ra được một thứ đồ ăn đã ăn xin được cho cô. Nữu Nữu không tin lời bọn họ nói, cô không tin a huynh từng trèo lên cây cao lấy trứng chim cho cô, từng dùng nhánh cây vồ chuồn chuồn cho cô, bắt cá nhỏ cho cô ăn sẽ bỏ mặc mình. Cô bé tin tưởng a huynh sẽ trở về, có lẽ...a huynh đi đào nấm mộ cho mình giống như lúc trước đã mai táng mẫu thân của cô. Cô bé nghĩ sẽ nhanh chóng được gặp a mẫu thì trong lòng vô cùng vui mừng, cảm thấy rất nhẹ nhàng. Nhưng nghĩ từ nay về sau chia ly với a huynh, thì cô bé lại cảm thấy không nỡ và phiền muộn. Cô không biết thế giới người chết như thế nào, có đúng là lúc sống còn lưu luyến thì khi chết sẽ rất kinh khủng hay không? Điều này khiến trong lòng cô bé tràn ngập sợ hãi. Nữu Nữu đợi rất lâu, suy nghĩ thật lâu, tận đến khi sức lực để nghĩ cũng không có, đám ăn mày lòng đầy căm phẫn đã ngừng bàn tán, thì Nữu Nữu thấy a huynh quay lại. Cậu bước đi mệt mỏi, nhưng hai tay của cậu không bị mài xước, cũng không dính đầy bùn đất. Trong tay cậu cầm một cái hũ vỡ, trong hũ vỡ đựng hộp cháo nóng. A Sử bón từng miếng từng miếng cho Nữu Nữu. Mạng của họ ti tiện như cỏ dại bên bờ ruộng, dù nhiều người có giẫm lên đi chăng nữa thì nó vẫn ngoan cường sống sót. Nữu Nữu sống lại. *** Mùa đông này, nhưng nơi gần đống lửa đều đã bị những tên ăn mày khác chiếm mất. Hai huynh muội ở chỗ xa nhất, trên đỉnh đầu chúng là đỉnh miếu bị thủng. Những bông tuyết lất phất bay xuống người chúng. cả hai lấy rơm rạ đắp lên người và ôm chặt lấy nhau, dựa vào nhiệt độ cơ thể để chống cơn giá lạnh. Mùa xuân đến, a huynh từ một người cà lăm ngượng ngùng không chịu ăn xin đã trở thành một hành khất nhỏ bé rất lanh lợi, rất tài giỏi. Cậu bé ngày trước quật cường thà đi ăn trộm không chịu ăn xin nhưng sau đó bị đánh đã luyện thành thói quen ăn xin, có lẽ trong lòng cậu vẫn ẩn giấu sự quật cường, kiêu ngạo, kiên trì, nhưng vì Nữu Nữu, cậu đã cất giấu hết thảy ở trong đáy lòng. Mùa xuân, mưa như trút nước tạo thành một tấm màn mưa dày đặc che phủ đất trời. A Sửu và Nữu Nữu chân trần chạy trong mưa giống như một đôi cá trong nước. Giày của chúng đã vô cùng mục nát. Mẹ Nữu Nữu đã hóa thành đất, không thể tiếp tục bện giày rơm cho chúng nữa rồi. A Sửu và Nữu Nữu chạy đến một lùm cây chuối tây, lá chuối dài rộng che cho chúng. Tuy rằng nước mưa theo lá chảy xuống rơi vào người nhưng vẫn còn thoải mái hơn nhiều so với việc bị dội thẳng lên mặt. A Sửu lấy từ trong người ra một bánh bao không nhân vừa ăn xin được. Cậu cất giữ nó như bảo bối nhưng đã bị nước mưa làm ướt sũng. Thấy vẻ mặt cậu vô cùng khổ sở. Nữu Nữu khéo léo vội vàng an ủi: - A huynh! Không sao đâu, hôm nay đã ăn nhiều quả dâu quá, răng tê hết rồi. Cái bánh bao này nếu quá cứng quá sợ không cắn được. Cô bé vừa nói vừa cố gắng mỉm cười với a huynh, lộ ra hàm răng nhỏ đẹp. A Sửu khẽ xoa mái tóc rối như tổ chim của cô bé. Hai người mỗi người cầm một nửa chiếc bánh bao nát, dùng lá chuối cuộn lại làm cốc, hứng nước mưa, uống từng ngụm nước mưa một rồi ăn miếng bánh bao, lấp bụng đói của mình. Mưa vẫn như trút nước. *** Trong mùa hè đã xảy ra một chuyện, chuyện này đã thúc đẩy A Sửu và Nữu Nữu rời khỏi căn miếu đổ nát. Bởi vậy chỗ dung thân duy nhất của huynh muội họ cũng không còn nữa. Đêm hạ đó, ánh trăng rất tròn. A Sửu bị những tiếng khóc làm giật mình tỉnh giấc. Lúc cậu tỉnh dậy phát hiện tên ăn xin tráng niên có biệt hiệu là Tiểu Lang (sói con) cùng ở trong miếu đổ nát đang nhào lên người Nữu Nữu, xé bộ y phục vốn cũng rất cũ nát của cô bé. Cái mồm thối hoắc của y đang lướt loạn trên người cô bé. Nữu Nữu còn nhỏ nên không biết Tiểu Lang đang làm gì mình. Nhưng trực giác của một cô gái nhỏ khiến cô bé biết sẽ phát sinh một chuyện vô cùng đáng sợ ở trên người mình. Vì vậy cô bé khóc lớn tiếng. Những tên ăn xin khác ở trong ngôi miếu đổ nát cũng đều giật mình tỉnh giấc, bọn chúng dùng ánh mắt ám muội, quỷ dị nhìn tất cả những gì xảy ra trước mắt. Không có ai lên tiếng. Tất cả chỉ nhìn, thậm chí ánh mắt bọn chúng đã bắt đầu toát lên tia dục vọng. Lúc này, thứ ánh mắt của chúng vô cùng xa lạ, cũng rất đáng sợ. A Sửu bị giật mình tỉnh giấc, cậu nhìn mọi chuyện đang xảy ra trước mắt, đột nhiên như biến thành một người khác. Có lẽ cái bản tính vẫn luôn bị cậu giam cầm tận đáy lòng, dùng cừu hận và sỉ nhục để đày đọa, nuôi dưỡng, đã sớm biến thành một con dã thú hung mãnh giờ đây lao ra khỏi cửa chuồng, thoát ra ngoài. Tròng mắt a Sửu đỏ ngầu, gân xanh trên trán nổi lên. Cậu phẫn nộ rống lên một tiếng dài, thoáng cái đã nhào lên trên người Tiểu Lang mà túm lấy y rồi cào, cắn xé. A Sửu dùng toàn bộ thân thể làm vũ khí. Tiểu Lang có biệt hiệu là sói con, nhưng lúc này a Sửu lại biến thành một con sói thật sự. Thân thể cậu gầy gò, Tiểu Lang cường tráng chỉ cần vung tay là có thể ném cậu vào tường thành bánh nhân thịt. Nhưng lúc này cũng không biết cậu có sức lực từ đâu để bám chặt lấy Tiểu Lang, liều mạng không lùi bước, điên cuồng tấn công. Đầu tiên là cậu cắn đứt lỗ tai của Tiểu Lang, ngay sau đó kéo một miếng thịt trên vai của Tiểu Lang. Tiểu Lang đau đớn kêu lên, đấm một nhát trúng người cậu. A Sửu phun máu lên mặt Tiểu Lang, nhưng cậu vẫn còn bộ răng sắc bén. Tiểu Lang thấy ánh mắt của a Sửu tàn khốc như loài dã lang (sói hoang) thì đột nhiên ý thức được rất có thể a Sửu đã nổi điên rồi. Cuối cùng thì gã cũng đành phải tru lên bỏ chạy. Mặt a Sửu đầy máu, mắt sưng phù, trong miệng cậu vẫn đang ngậm một miếng máu thịt bầy nhầy. Cậu bò từng bước đến bên cạnh Nữu Nữu đang khóc mà ôm chặt lấy cô bé. Ánh trăng sáng tỏ xuyên qua lỗ hổng trên đỉnh miếu, chiếu lên người a Sửu. Mặt a Sửu đầy máu, ánh mắt hung hãn nhìn từng tên ăn xin, giống như một con sói bị thương đang bảo vệ chủ quyền của mình, gằn từng chữ: - Ai ức hiếp muội ấy, trước tiên phải đánh chết ta đã! Mấy tên ăn xin thấy vậy liền xoay người ngủ tiếp như chưa từng có gì xảy ra. Trong ngôi miếu đổ nát chỉ còn lại tiếng khóc của Nữu Nữu. A Sửu ôm Nữu Nữu. Ánh trăng chiếu lên người hai huynh muội. Một lúc lâu, đột nhiên nước mắt a Sửu lặng lẽ chảy xuống, đây là lần đầu tiên Nữu Nữu thấy cậu khóc. Nữu Nữu vô cùng lo lắng, cô cho rằng a huynh rất đau. Vì vậy cô bé ngừng khóc, tỏ ra vô cùng hiểu chuyện, cẩn thận nhẹ nhàng thổi lên đôi mắt sưng vù của a Sửu, dùng cánh tay gầy teo nhỏ bé nhẹ nhàng xoa gương mặt bầm tím của cậu. Cô thầm mong a huynh ngừng khóc. Thấy a huynh rơi lệ, tim của cô rất đau, nỗi đau này đã vượt lên cả nổi sợ hãi trước đó của cô. Thế nhưng nước mắt của a huynh càng lúc càng nhiều, vì vậy Nữu Nữu cũng khóc theo. A Sửu ôm chặt lấy Nữu Nữu, nghẹn ngào nói: - Nữu Nữu, ta rất sợ, ta thật sự đã trở thành một tên ăn xin rồi! Ta sợ...nếu cứ như vậy, ta sẽ giống như bọn chúng, trở thành một cái xác không hồn, Nữu Nữu, a huynh thật sự đã biến thành một tên ăn xin rồi! Nữu Nữu nghe không hiểu a huynh nó gì. Bình thường a huynh vốn nói nhiều điều kỳ quái làm cô bé căn bản nghe không hiểu, nhưng cô bé biết a huynh thật sự yêu thương mình. Từ sau khi mẫu thân mất, a huynh là người thân duy nhất của cô, hiểu hay không hiểu điều a huynh nói cũng không sao. Cô chỉ cần biết rằng a huynh đối xử với cô rất tốt, như vậy là đủ rồi. Nữu Nữu ngước khuôn mặt nhỏ nhắn lên, nhìn hai mắt đẫm lệ của a huynh. Ánh mắt a huynh vô cùng bi thương giống như ánh mắt của mẫu thân lúc đột ngột ra đi: bất đắc dĩ, thê lương, đau khổ, khiến người ta thấy mà tan nát cõi lòng. Nữu Nữu rất sợ mất đi a huynh, giống như đã mất đi mẫu thân. Cô bé rơi lệ ôm chặt lấy a Sửu, nói với cậu: - A huynh muốn làm gì thì làm cái đó. Bất kể a huynh làm gì, Nữu Nữu cùng ở bên a huynh. Dù là làm ăn mày hay ăn trộm, chỉ cần là được ở cùng a huynh, tất cả đều không sao. A Sửu và Nữu Nữu rời khỏi căn miếu đổ nát ngay trong đêm. Hai huynh muội lo lắng Tiểu Lang sau kinh hoảng bỏ trốn sẽ quay lại. Chỉ dựa vào dũng khí, bọn họ cũng không thể bảo vệ được chính mình. Cả hai sẽ phải tiếp tục làm ăn xin như trước, bởi vì...đây là cách duy nhất để bọn họ sống sót. Nhưng A Sửu đã quyết tâm tìm việc để làm, cậu muốn sống, muốn sống như con người. Bởi vậy bọn họ rời đi khiến cho một truyền kỳ mới thuộc về bọn họ được bắt đầu. Truyền kỳ, từ trước đến nay đều do kỳ tích tạo nên. Kỳ tích là gì? Kỳ tích có thể là những con người phi phàm làm những việc phi phàm, cũng có thể gặp ở tại một nơi chứa nhiều điều bất ngờ hợp thành một sự kỳ diệu. Kỳ tích thuộc về a Sửu và Nữu Nữu, vừa có trùng hợp, cũng có người phi phàm và chuyện phi phàm! Chương 4: Trâm hồ điệp Biển biếc rộng lớn mênh mông không thấy đâu là bờ. Tại bến cảng Quảng Châu, thuyền bè của nước Ba Tư, Bà La Môn, nước Sư Tử, nước Cốt Đường, người Bạch Man, người Xích Man qua lại tấp nập. Mấy ngàn chiếc thuyền lớn tàu to giao hàng đi về hối hả. Trong số các thuyền ngoại quốc, đội thuyền của nước Sư Tử là lớn nhất, cái cầu thang bên sườn tàu cao tới mấy trượng. Nhưng con thuyền lớn nhất phải là " Du đại nương thuyền " của Đại Đường. Đương thời có câu: " Nước không thể tải nhiều!" Ý là đội thuyển chở vật nặng nhất không thể vượt qua vạn thạch, nhưng " Du Đại Nương thuyền " lại vượt trên vạn thạch. Loại thuyền này kiên cố chịu bền, chống được gió to sóng lớn, cho nên bất cứ ai thấy đội thuyền này tại cảng thì chắc chắn đó là thuộc về người Đường. Bởi vậy mà rất nhiều hải thương ngoại quốc cũng đều mua hoặc cho thuê loại hải thuyền này của đại Đường. Trên bến tàu, hoa quả, rau xanh, tiểu mạch, lúa mạch, cam mía, lụa là, đồ sứ...được chất như núi đang chuẩn bị chở đi hoặc là đang vừa được dỡ hàng. Một con thuyền không lớn không nhỏ vừa cập bờ. Một thương nhân Đại Thực ra đón, nhiệt tình bắt chuyện cùng với người lái thuyền mặc trang phục người Côn Lôn như lâu ngày gặp lại: - Ha hà, đã lâu không gặp A Cáp nỗ bỉ, chắc ngươi không ngờ đế quốc Đại Đường trong vòng một năm mà thay đổi ba vị hoàng đế đúng không? Thuyền trưởng Côn Lôn có nước da ngăm đen dùng ngôn ngữ thông dụng lưu hành nói chuyện với y: - Đúng vậy, ta cũng đã nghe nói Thiên hoàng Bệ hạ đại Đường trong người không khỏe. Thiên hoàng băng hà, thái tử đăng cơ, điều đó là chuyện đương nhiên. Nhưng thái tử vừa đăng cơ sao đột nhiên lại thay đổi hoàng đế? Người Đại Thực nói: - Nói ra thì đây là chuyện đầu năm rồi, Thiên hoàng băng hà, Thái tử đăng cơ làm hoàng đế, đổi niên hiệu Tự Thánh. Ngày thứ hai Tân hoàng đế đăng cơ đã đề bạt phụ thân của hoàng hậu Vi Huyền Trinh từ một Tham Quân nho nhỏ lên làm Thứ Sử Dự Châu, điều này cũng có thể chấp nhận được, dù sao cũng là quốc trượng. Nhưng nào ngờ qua một ngày, hoàng đế lại muốn đề bạt ông ta làm Thị Trung. Hắc! Nghĩ chắc là hoàng hậu không hài lòng chức quan nhỏ của phụ thân! Thị Trung là ai chứ? Đó chính là tể tướng triều đại đương thời! Vi Huyền Trinh vốn chỉ là một Tiểu Lại nhàn rỗi, sao có năng lực đảm nhiệm địa vị cao như thế? Cái này còn chưa tính. Hoàng đế còn dự định đề bạt con trai của nhũ mẫu làm quan ngũ phẩm, đây thật đúng là một người đắc đạo, gà chó lên trời rồi. Trung Thư Lệnh Bùi Viêm không bằng lòng, hết sức khuyên can, không thuận theo ý chỉ. Hoàng đế giận tím mặt, nói với Bùi Trung Thư: - Ta đem thiên hạ cho Vi Huyền Trinh thì có gì không được! Có tiếc gì một chức Thị Trung! Bùi Trung Thư nghe vậy kinh hãi, cuống quýt bẩm báo với Thiên hậu. Thiên hậu nghe xong giận giữ, triệu tập văn võ bá quan, phế truất hoàng đế, thay Phong Dự Vương làm Tân thiên tử. Trong lúc hai người đang nói chuyện thì từ trong buồng nhỏ trên tàu có một người đàn ông vạm vỡ cao tám thước đi ra. Tuổi của người đó ước chừng trên dưới ba mươi, lông mày rậm như vẩy mực, xương gò má góc cạnh, chòm râu quai nón cuộn lên tóc mai, khiến cho y vô cùng oai vũ. Người đó lười biếng vươn vai, giống như một con mãnh hổ đang ngủ vừa tỉnh lại. Nhìn cảnh tượng náo nhiệt trên bến tàu, người đàn ông vạm vỡ nhướng hàng lông mày rậm lên, cười nói: - Tổ phụ đại nhân nói đúng, khí thế Đại Đường quả nhiên bất phàm, giàu có và đông đúc phồn hoa! Mỗ phải vào thành xem mới được! Người đàn ông vạm vỡ dứt lời thả người nhảy lên bờ. Người lái chính thấy vậy cuống quýt bỏ mặc thương nhân Đại Thực tiến lên ngăn cản. Người đàn ông vạm vỡ kia nghe ông ta nói vài câu, thì bực mình nói: - Mặc dù mỗ đến đây lần đầu nhưng tinh thông ngôn ngữ Đại Đường, chỗ nào mà không quen thuộc! Ngươi tự làm việc của ngươi đi, mỗ gia đến đây cũng muốn đi dạo nhiều nơi, mở mang thêm kiến thức, hiểu biết phong thổ nhân tình của đại Đường một lần! Hắn vỗ bội kiếm bên hông, cao giọng nói: - Mỗ chỉ một người một kiếm, đi lại tự do. Ngươi đừng lải nhải nữa, mỗ gia vẫn đi! *** Trước cửa phủ Đô Đốc Quảng Châu cách đó không xa, a Sửu dẫn theo Nữu Nữu đang đi ăn xin. Nơi này không dễ dàng xin được đồ ăn, nhưng vì trốn tránh Tiểu Lang báo thù, cả hai phải đến một nơi mà Tiểu Lang không dễ tìm được mình. A Sửu vừa đi ăn xin giữ mạng sống, vừa cố gắng tìm kiếm việc làm. Cậu không muốn làm tên ăn xin, mà muốn làm một người kiếm sống bằng sức mình. Nhưng lý tưởng này dù nhỏ bé lại rất khó thực hiện, ai sẽ thuê một đứa bé mười tuổi? Mà đứa bé này lại là một tên ăn mày, thậm chí còn dẫn theo một đứa con gái nhỏ. Bỗng nhiên, cửa phủ Đô đốc Quảng Châu mở rộng. Một người đàn ông trung niên vóc người cao ngất, tay áo bào rộng dài cùng với một người văn sĩ trung niên diện mạo tuấn tú, cử chỉ phong độ chậm rãi đi ra. Theo sau hai người còn có rất nhiều người đi theo hộ vệ, phô trương thanh thế rất lớn. Có hai người qua đường nói: - Nhìn kìa, vị có râu kia chính là Đô Đốc Quảng Châu Lộ Nguyên Duệ đấy nhé! Được ông ta đích thân tiễn ra ngoài phủ đệ, hẳn đó phải là một vị đại quý nhân. A Sửu ngước mắt lên nhìn, thấy người đàn ông trung niên kia mày rậm như kiếm, chòm râu dài, cử chỉ ung dung, thỉnh thoảng nheo mắt, có khí độ uy nghiêm cao cao tại thượng. Nhưng khi ánh mắt của ông ta nhìn về phía văn sĩ, thì nét mặt lại vui cười hớn hở. Đô Đốc Quảng Châu quản lý lục đạo. Mỗi đạo có một đội quân, nghiễm nhiên là chư hầu một phương trong triều đình, là vua một cõi ở Quảng Châu. Có thể khiến ông ta mặt mày vui tươi đích thân tiễn khách, chắc hẳn thân phận người khách cũng không vừa. Vị khách này là văn sĩ trên dưới ba mươi tuổi, đầu vấn khăn, mặc một chiếc trường bào cổ tròn chít tay, có thắt đai lưng. Trên đai lưng đeo một thanh kiếm ngắn dài hơn thước. Tại cổ tay áo văn sĩ có in đóa hoa mai, vô cùng phong thần tuấn lãng. Nhưng nếu nhìn kỹ, sẽ phát hiện đó là một phu nhân giả trang. Không cần quan sát nàng có yết hầu hay không, hoặc là vì sao dưới cằm nàng lại không có râu, chỉ cần nhìn dung mạo của nàng hay là hàng mi tóc mai trang sức, thậm chí gương mặt xoa phấn thì rõ ràng là một cô gái. Phụ nữ Đại Đường cải nam trang ra ngoài được coi là trào lưu, cho dù là các nàng mặc nam trang, nhưng chỉ nhìn dung mạo hoặc trang phục là nhận ra ngay. Bên cạnh vị phu nhân này còn có một tiểu cô nương, ước chừng sáu bảy tuổi. Bên hông phu nhân đeo một thanh kiếm ngắn dài hơn thước, nhưng tiểu cô nướng lại đeo một thanh trường kiếm ở sau lưng. Thanh trường kiếm còn cao hơn một đoạn so với thân thể cô bé, vỏ kiếm gần như chấm đất, chuôi kiếm lại cao hơn đầu vai một đoạn. Dải kiếm màu vàng hơi đỏ rủ trên vai cô bé hắt lên gương mặt non nớt xinh đẹp. Sự kết hợp kỳ quái như vậy đã gây sự chú ý của a Sửu và Nữu Nữu. - Đi thôi Nữu Nữu. A Sửu thấy đám thị vệ đi theo ra bắt đầu cản người vây xung quanh, biết bản thân mình càng bị liệt vào thân phận bị xua đuổi, tức thì kéo Nữu Nữu đi. Nhưng bàn tay nhỏ bé của Nữu Nữu mà cậu đang dắt chợt nắm chặt lại, Nữu Nữu nhìn trường kiếm bên hông tiểu cô nương kia một cách chăm chú, rồi nói đầy hưng phấn: - A huynh nhìn kia. Huynh mau nhìn cái trâm cài trên đầu tỷ kia kìa! - Trâm cài? A Sửu nhìn lại. Tới lúc này hắn mới chú ý trên búi tóc của tiểu cô nương kia cài một cây trâm hình hồ điệp, màu sắc sặc sỡ vô cùng sống động. A Sửu nhìn mái tóc của Nữu Nữu vừa rối bù như tổ gà vừa khô vàng, thì cảm thấy đau xót. Cậu theo thói quen vuốt mái tóc Nữu Nữu, thì thầm: - Nha đầu ngốc! Thật là một nha đầu ngốc...ngoan, chúng ta đi thôi! - Vâng! Nữu Nữu đáp lời, lưu luyến đi theo cậu, nhưng cứ ba bước lại quay lại nhìn trâm hồ điệp trên đầu bé gái cũng trạc tuổi mình. Nhưng Nữu Nữu cũng biết, mình không xứng có một chiếc trâm như vậy. Cô chỉ muốn nhìn một chút, muốn nhìn nhiều hơn nhưng nguyện vọng này cũng khó đạt, bởi vì quan sai phủ đô đốc bắt đầu xua đuổi những người rảnh rỗi đang đứng xem. A Sử nhìn ánh mắt ngời sáng của Nữu Nữu, khẽ cắn môi, nói: - Nữu Nữu, a huynh làm cho muội một chiếc trâm, còn đẹp hơn chiếc trâm của tiểu cô nương kia! Hai mắt Nữu Nữu sáng lên, vui mừng nói: - Thật sao? A Sử cười tươi, nói: - Nha đầu ngốc, a huynh có bao giờ gạt muội chưa? Đến một nơi mà bên đường đầy cây chuối tây, a Sửu dặn dò Nữu Nữu: - Nữu Nữu, muội đứng ở đây chờ, không được chạy lung tung, đừng để Tiểu Lang bắt được. - Vâng, Nữu Nữu không chạy lung tung, chờ a huynh trở về. Nữu Nữu ngồi xuống dưới tán cây chuối, trên chiếc váy rách lộ ra hai đầu gối trơn sáng. Một lát sau, a Sửu trở lại, hai tay giấu ở sau lưng, vẻ mặt mang nụ cười thần bí. Nữu Nữu lập tức nhảy nhót: - A huynh, huynh làm trâm thật sao? A Sử cười nói đầy đắc ý: - Đương nhiên rồi, a huynh đã hứa với muội thì sao có thể thất hứa? Muội đoán xem a huynh sẽ làm cho muội trâm hình gì? - Không đoán được, mau cho muội xem. Nữu Nữu bắt đầu nhào tới. A Sửu cười tươi, hai người vui đùa ầm ĩ một trận, cuối cùng Nữu Nữu bắt được tay a Sửu.