Chương 5

Say Mộng Giang Sơn

Nguyệt Quan 19-02-2024 14:30:04

- Ôi, đẹp quá, là một con bướm! Nữu Nữu há hốc mồm, khen ngợi. A Sửu nói: - A huynh bắt nó để làm trâm cài cho muội đó. Nữu Nữu ngạc nhiên hỏi cậu: - Đây chỉ là một con bướm còn sống, sao làm trâm cài được? A Sửu cười thần bí, nói: - Ai nói một con bướm còn sống không thể làm trâm cài? Muội tới đây. Cậu dắt tay Nữu Nữu đến một bên yên lặng ngồi xuống, lấy trong người ra một sợi. A Sửu cẩn thận đặt đặt con bướm lên trên đùi rồi buộc lại, sau đó nói với Nữu Nữu: -Nào, cúi đầu xuống. - Vâng! Nữu Nữu cúi đầu. A Sửu vén tóc của Nữu Nữu, lấy sợi dây buộc chặt trên tóc bé, rồi buông tay ra. Con bướm cứ vậy đập cánh trên tóc Nữu Nữu. - A huynh, đẹp không? Nữu Nữu chờ đợi nhìn a Sửu. A Sửu ra sức gật đầu: - Đẹp lắm! Rất đẹp! Nữu Nữu cài trâm hồ điệp, đẹp hơn so với bất cứ người nào khác. Nữu Nữu hài lòng nở nụ cười, cô bé kéo tay a Sửu, chạy đến bên dòng suối nhỏ ven đường, soi mình dưới nước, trên mái tóc rối bù như tổ chim, một túm tóc được buộc lên, một sợi dây buộc hồ điệp ở trên tóc của cô ra sức vỗ cánh. Nữu Nữu nhìn mình trong nước, nhoẻn miệng cười. Không ngờ nha đầu xấu xí, bẩn thỉu kia lại có hàm răng trắng như vậy... A Sửu nhìn bóng trong nước, nhìn vẻ tươi cười hạnh phúc của Nữu Nữu, liền cưng chiều xoa xoa đầu cô bé... " ọc ọc..." Đang vui vẻ thì bụng lại kêu lục cục, Nữu Nữu vừa như che chở trâm hồ điệp quý báu của mình, vừa nói với a Sửu: - A huynh, Nữu Nữu đói bụng rồi... A Sửu đứng lên, nhìn khắp nơi, nói: -Nữu Nữu, muội đứng chờ bên đường, a huynh đi tìm đồ ăn! A Sửu đi qua cầu nhỏ, len qua đám chuối tây, đến một quán nhỏ khá lịch sự thanh tĩnh. xung quanh sân có tường rào bao phủ. Trong sân vươn cao một cây " kỳ vọng " . Trên cây gỗ cao cao treo một lá cờ hiệu Đại Tửu Tiêu Tử, phía dưới buộc một vải bố dài màu xanh. Cây gỗ được dựng ở đó lâu năm, lớp sơn đã bong ra từng mảng, vân gỗ nứt nẻ, giống như gương mặt đã già nua, chứng tỏ lịch sử của quán rượu cũ kỹ này. Ngày hôm nay gió rất nhẹ, nên lá cờ lẳng lặng treo ở trên đỉnh cây, chỉ có miếng vải dài màu xanh là uể oải phật phờ trong gió vài cái... Cậu bé đói meo nhìn lên lá cờ màu xanh đen uể oải,rồi xốc lại tinh thần, xắn tay áo ra sức xoa xoa hai má mình, chỉnh trang lại tóc tai một chút. Sau khi thấy mình sạch sẽ rồi, lúc này mới đi vào trong tửu quán. Ỏ trong tửu quán, xin đồ tương đối dễ. Nếu như gặp được ông chủ muốn mau chóng đuổi ăn mày đi thì ít nhiều sẽ cho một chút đồ ăn. Tuy nhiên nếu đụng phải ông chủ vắt cổ chày ra nước thì chẳng xin được gì. A Sửu hy vọng là ông chủ tửu quán này sẽ không quá keo kiệt. Khi hắn đi vào trong tửu quán thì có mấy người ca múa xinh đẹp đang vừa chơi nhạc vừa múa hát tưng bừng ở hành lang. Các nàng có ngực to, eo nhỏ, mông to, quần áo đơn giản hở ra một chút da thịt vô cùng khêu gợi, váy phủ hai bên phần hông. Khi các nàng uốn éo, người ta thầm nghĩ không biết mấy tấm váy đó có rớt xuống hay không. Màn múa tưng bừng cùng với thân hình khêu gợi khiến cho nam nhân phải thèm chảy nước miếng. A Sửu vẫn còn là trẻ con, chưa phải là đàn ông. Đối với mấy màn múa thiếu vải khoe ngực to eo nhỏ này hắn vẫn chưa có hứng thú. Ánh mắt của hắn chỉ dán chăm chú vào chòm râu dê của ông chủ đang tính toán sổ sách phía sau quầy. Trong tửu điếm, hai bên bày rất nhiều ghế ngồi. Những người khách hoặc ngồi chồm hỗm hoặc khoanh chân an vị trên ghế. Phía trước mỗi người đều có một cái bàn con, bên trên bày rượu và thức ăn. Ai nấy đều đang uống rượu nói chuyện với nhau và thưởng thức ca múa. Đi qua phía trước người đang dùng cơm thì thật là thất lễ cho nên cậu bé liền vòng ra phía sau khách rồi đi đường hành lang nhỏ phía sau ghế ngồi, tới trước mặt ông chủ. Nó hết sức cẩn thận, dùng hết khả năng để tạo ấn tượng tốt với ông chủ quán rượu. -Ông chủ đây rồi! Đứa trẻ nhỏ chắp tay trước ngực, rất lễ phép nói: -Ông chủ tiền vào như nước, kinh doanh thịnh vượng, kính xin bố thí cho tiểu nhân... Ánh mắt trên chòm râu dê dịch chuyển từ quyển sổ, lạnh lùng liếc một cái lên người đứa trẻ nhỏ một cái nhưng nếp nhăn trên mặt không hề nhúc nhích. Chỉ có mỗi bàn tay khô gầy già đời di chuyển từ bàn tính lên vuốt chòm râu, rồi từ chòm râu thưa thớt ấy nhẹ nhàng trổ ra một đầu ngón tay hướng ra ngoài búng một cái như đang búng bay một con ruồi. Nữu Nữu ngồi xổm ở dưới cây chuối tây, ôm cái bụng đói quay quắt. Đôi mắt nó đang trông ngóng chờ tin tốt từ a huynh. Con bướm trên tóc vỗ cánh đã mệt rồi nên nằm im. Cô bé nhìn thấy a huynh của mình đi từ trên cầu nhỏ đối diện đến liền vui mừng đứng dậy. Con bướm bị cô bé đứng dậy làm cho giật mình nên lại bay lên. Một chiếc xe chậm rãi đi qua, chặn ngay giữa tầm mắt của cô bé và a huynh. Nữu Nữu ngẩng đầu lên thì nhìn thấy một tiểu tiên nữ cài một cái trâm hình con bướm xinh đẹp ngồi trên cỗ xe sang trọng kia, đang tò mò nhìn nó, nhìn con bướm trên đầu nó. *** A Sửu vượt qua cỗ xe thì nhìn thấy Nữu Nữu đang nói chuyện với một vị quý nhân bước xuống từ trên cỗ xe. A Sửu hoảng sợ, nghĩ rằng Nữu Nữu gây ra tai họa gì đó, liền vội vàng chạy đến trước người nọ, cười làm lành: -Muội muội còn trẻ người non dạ, nếu có chỗ nào mạo phạm, kính xin quý nhân thứ tội. Vị quý nhân kia chính là vị phu nhân mà hắn đã từng gặp trước cửa phủ đô đốc đã được đô đốc Quảng Châu Lộ Nguyên Duệ, đích thân ra tiễn . . Vì vậy mà a Sửu càng thêm lo lắng. A Sửu vùa dứt lời thì từ phía sau phu nhân chui ra một cô bé nhỏ cài trâm tóc hình con bướm. Cô bé nghịch ngợm nghiêng , đôi mắt trong veo, cười nói: -Ơ ơ, không ngờ một tên tiểu khất nhi (ăn mày nhỏ) mà ăn nói cũng văn vẻ đấy. Hì hì, ta tên là Công Tôn Lan Chỉ. Ngươi tên là gì ? -Con gái thật không biết quy củ ! Phu nhân sa sầm mặt mắng cô bé một câu rồi quay qua A Sửu nói: -Ngươi là bào huynh (anh ruột) của vị cô nương này? A Sửu vội nói: -Công tôn đại nương, tiểu tử và Nữu Nữu không phải người thân ruột thịt, nhưng chúng ta sống nương tựa lẫn nhau, tình như huynh muội. Việc của Nữu Nữu, tiểu tử sẽ đảm đương thay muội ấy. Phu nhân khẽ mỉm cười nói: -Nhà chồng ta họ Công Tôn, ta không phải họ Công Tôn. Ta họ Bùi. Ngươi gọi ta một tiếng Bùi đại nương là được rồi. A Sửu vội sửa lời nói: -Vâng, Bùi đại nương, không biết là muội muội của tiểu nhân mắc tội gì? Bùi đại nương mỉm cười nói: - Tiểu cô nương này không có gì đắc tội cả, Chỉ có điều đứa con gái bướng bỉnh này của ta đang muốn tìm một người bạn gái tuổi tác tương đồng. Lúc nãy tiểu nữ nhìn thấy vị tiểu cô nương đứng ở ven đường, dáng dấp nhanh nhẹn, cũng thanh tú nên tiểu nữ rất thích. Vừa rồi ta cũng có hỏi thì biết tiểu cô nương là bé gái mồ côi ăn xin. Hay là để cho cô bé về nhà của ta, làm bạn với con gái của ta thì tốt hơn. Nhắc đến chắc là do Công Tôn Lan Chỉ thích thú với trâm cài hình con bướm do a Sửu làm. Nếu không thì sao nàng ta lại để tâm đến một tiểu khất nhi ở bên đường, đồng thờicòn đi xuống nói chuyện với nhau vài câu, lại còn thích luôn cả Nữu Nữu, sau đó mới muốn mẫu thân nhận Nữu Nữu làm thị nữ. Nữu Nữu thích cái trâm cài tóc hình con bướm của Công Tôn Lan Chỉ cho nên a Sửu làm cho nàng muột cái trâm cài tóc con bướm. Còn Công Tôn Lan Chỉ vì " cái trâm cài tóc hình con bướm" mà có ý nghĩ muốn giữ Nữu Nữu làm bạn trong đầu. Ai là nhân, ai là quả, thật khó mà phân rõ. A Sửu nghe xong đương nhiên mừng rỡ. Có thể được vào nhà giàu có của phủ Quảng Châu, thân phận sẽ không như trước nữa. Nếu quả có người thu nhận và giúp đỡ Nữu Nữu thì có đúng là có phúc lớn. Không cần phải nói, hiện tại chính hắn cũng không có khả năng lấp đầy bụng của cô bé. Đến khi Nữu Nữu lớn lên gặp phải những người lòng dạ khó lường như Tiểu Lang, chỉ sợ mình hắn cũng không thể bảo vệ được muội ấy như lần trước. A Sửu vui vẻ nói : -Phụ mẫu Nữu Nữu đều mất nên muội ấy bơ vơ không nơi nương tựa. Nếu đại nương chịu thu nhận và giúp đỡ thì không có gì tốt hơn. Phần ân đức này, tiểu tử không biết... Nữu Nữu nép ở bên cạnh hắn, khiếp vía kéo áo hắn nói: -A huynh, Bùi đại nương nói là chỉ muốn mang một mình muội đi thôi. -Cái gì? A Sửu nghe được thì lập tức ngơ ngẩn, chần chừ một lát liền nói với Bùi đại nương: -Bùi đại nương, tiểu tử là người chăm chỉ, làm tạp dịch hay tùy tùng cũng được. Tiểu nhân không cần có tiền công, chỉ cần có cơm ăn và một chỗ ở. Bùi đại nương mỉm cười lắc đầu. Tuy nụ cười của nàng như gió xuân nhưng lời nói ra lại nặng như búa nện trong lòng hắn: -Thiếu niên, tất nhiên là ngươi rất tốt. Nhưng cũng bởi vì con gái của ta đang muốn tìm bạn, nếu không ta sẽ không thu nhận một khất nữ. Ta cũng không phải đi làm việc thiện đâu. Khuôn mặt A Sửu hơi đỏ lên, hắn cảm thấy vô cùng nhục nhã, quay đầu về phía Nữu Nữu nói: -Nữu Nữu, muội hãy nói đi. -Muội... Nữu Nữu nhìn Bùi đại nương, nhìn trang phục lộng lẫy của bà ta, nhìn cỗ xe ngựa tinh xảo, trong mắt ánh lên một niềm khát vọng. Nhung nó muốn đến chỗ nương tựa cùng với a huynh. Vì vậy mà ánh mắt của nó lại buồn bã nhìn xuống. Nó dứt khoát quay đầu sang chỗ khác, rồi cúi đầu với A Sửu nói: -Muội... đi theo a huynh! Bùi đại nương cười, dắt tay con gái, nói: -Con gái, chúng ta đi thôi. - A nương! Công Tôn Lan Chỉ không muốn bị dắt đi, cong miệng lên. A Sửu nhẹ nhàng thở ra, cũng dắt tay Nữu Nữu, dịu dàng nói: -Chúng ta đi! Công Tôn cô nương đi đến bên cạnh xe, vén áo đạp chân bước lên xe rồi ngoái đầu nhìn lại một cái, rồi đột nhiên bực bội giậm chân, lớn tiếng nói: -Tiểu khất nhi! Ngươi định để cô bé đi theo ngươi làm tiểu khất bà cả đời sao? Tiếng nói kia xuôi theo gió lọt vào trong tai A Sửu khiến cho hắn lập tức cứng người lại. - A huynh sao vậy? Nữu Nữu thấy A Sửu không còn vui vẻ nữa, liền lo lắng hỏi. A Sửu vẫn đứng không nhúc nhích. -Ngươi có thể cho nàng cuộc sống như thế nào? Ngươi muốn nàng cả đời làm tiểu khất bà sao? Câu chất vấn này giống như một cái búa nặng phá vỡ thành trì. Từng búa từng búa nện xuống khiến cho lòng hắn vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ. Đột nhiên, hắn nắm lấy bàn tay gầy guộc của Nữu Nữu, quay người chạy, cao giọng hô: -Bùi đại nương, chờ một chút! Chờ một chút! Chiếc xe ngựa liền dừng lại. Bùi đại nương thò đầu ra cửa sổ, thản nhiên hỏi: -Có chuyện gì? -Nữu Nữu, muội đi cùng Bùi đại nương đi! Nữu Nữu giật mình nhìn hắn, lắp bắp nói: - A huynh, muội... A Sửu sợi Bùi đại nương ghét, vội vàng nói với Nữu Nữu: -Nghe lời huynh. Muội ở bên cạnh huynh nhưng huynh chăm sóc muội thế nào được? Muội đi cùng Bùi đại nương đi. Sau này huynh sẽ đi tìm muội. Nếu như muội có bản lĩnh thì cũng có thể đi tìm huynh. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau. Cho dù người nào có tương lai thì cũng phải tìm được người kia, không rời nửa bước! Được không? -Được, nhưng mà... -Vậy thì mau lên xe đi! A Sửu không nói thêm gì nữa, ẵm Nữu Nữu lên xe. Cậu lùi ra phía sau ba bước, lạy một cái dài đến chạm đất với Bùi đại nương: -Bùi đại nương! Xin gửi Nữu Nữu cho đại nương! Công Tôn cô nương mừng rỡ: -Nữu Nữu, đến đây ngồi bên cạnh ta! Bùi đại nương thản nhiên bảo: -Đi! Tiếng trục bánh xe cót két vang lên. A Sửu vẫn cúi đầu lạy, không ngẩng đầu lên. - A Huynh, đừng quên lời huynh nói với muội đó, không được gạt muội! A Huynh, muội xem đó là thật đó! Tiếng Nữu Nữu khóc càng ngày càng xa. A Sửu vẫn không chịu ngẩng đầu. Mãi rồi hắn chậm rãi đứng thẳng người lên, buồn bã nhìn về phía xa. Trên con đường tấp nập đã không còn nhìn được cỗ xe kia nữa. Tâm trạng của A Sửu cũng giống như trục xe của cỗ xe kia, chua xót nói: -Trục của cái xe này nên tra dầu rồi. *** "Ta làm thị nữ còn có tiền công, rồi có thể học thêu thùa may vá để sống. Chờ đến khi nào ta có tiền sẽ trở về tìm huynh. Nếu khi đó huynh vẫn chưa có việc gì để làm thì ta sẽ nuôi huynh ấy". Chiếc xe chạy đi thật xa, lướt qua những cây đại thụ và rặng cỏ xanh tươi bên đường. Nữu Nữu tựa đầu vào cửa sổ, nước mắt trên má vẫn còn chưa khô, thầm bắt đầu tính toán cho tương lai. Bỗng nhiên nó nghĩ đế một vấn đề rồi hoảng hốt: "Đến lúc đó a huynh còn ở Quảng Châu không?" Rồi nó lại nghĩ: "Huynh ấy không ở Quảng Châu thì còn có thể đi nơi nào?" Tâm hồn bé nhỏ lại lắng xuống. A Sửu đứng ở đầu đường, cố gắng mở to con mắt sưng mọng, ngốc nghếch nhìn về hướng chiếc xe đã đi. Hắn biết rằng lựa chọn của mình là chính xác. Hắn còn quá nhỏ, không đủ sức để bảo vệ cho Nữu Nữu. Cũng giống như khi hắn trơ mắt nhìn chị mình bị người ta chém đầu mà không có khả năng báo thù. Nếu để tiểu Lang tìm được thì chưa chắc hắn còn may mắn như lần trước . Đây là cơ hội tốt thay đổi vận mạng cả đời của Nữu Nữu. Nhưng Nữu Nữu đi rồi, trong lòng hắn lại cảm thấy trống rỗng. Nữu Nữu đi, bên cạnh hắn lại không có một người thân nào nữa. Hắn không biết con đường kế tiếp mình phải đi như thế nào, cũng không biết sau này mình có còn là một tên ăn mày nữa hay không? Nếu như vậy thì hắn còn muốn đi tìm Nữu Nữu nữa không? "Khoan đã..." A Sửu đột nhiên tỉnh táo lại. Hắn biết vị phu nhân kia nhất định là quý nhân thân phận tôn quý cho nên không lo lắng chuyện muội muội của mình bị người ta bắt cóc. Nhưng hắn quá vội vàng, lại quên hỏi thân phận và chỗ ở của đối phương. Tương lai nếu hắn có thể gặp được thêm những người tốt như vậy thì làm sao đi tìm được muội muội? Trong tình thế cấp bách, theo bản năng, A Sửu vội vàng đuổi theo hướng chiếc xe đã biến mất. Đến ngã tư phố, A Sửu bần thần đứng lại. Căn bản hắn không biết chiếc xe kia đã đi về hướng nào. A Sửu nghĩ thầm rằng: "Nếu ta vẫn là tên ăn mày không tiền đồ thì còn đi quấy rầy muội ấy làm gì? Nếu ta có tiền đồ, tuy không xứng nói chuyện ngang hàng vói đô đốc thì chắc cũng có thể hỏi thăm ông ấy biết phủ đệ của quý nhân chứ?" A Sửu đang nghĩ ngợi thì bên tai hắn vang lên một tiếng lớn như sét đánh: -Thiếu niên, ngươi có biết phủ đô đốc Quảng Châu ở đâu không? A Sửu hoảng sợ, quay đầu nhìn lại thì thấy một đại hán cao tám thước, đầu báo mắt hổ, râu quai nón như hùm, vô cùng uy phong, khiến người ta khiếp vía đang đứng trước mặt. Nhưng nhìn phục sức của ông ta lại là cách ăn mặc của người Côn Lôn. Người đàn ông kia thấy hắn ngẩn người thì lại hỏi lớn: -Người thiếu niên! Ngươi có biết đường đến phủ đô đốc không? A Sửu giật mình, vội vàng gật đầu nói: -Biết, mười đồng tiền lớn! Đại hán trợn mắt nói: -Cái gì? A Sửu vội vàng sửa lời: -Ta biết đường. Tuy nhiên muốn ta dẫn đường thì xin hai đồng tiền lớn. Đại hán kia bây giờ mới hiểu ý của hắn, cười ha ha nói: -Người thiếu niên này thú vị, thú vị đấy. Được, mỗ sẽ cho ngươi mười đồng tiền lớn. Mau mau dẫn đường! A Sửu vui vẻ nói : -Tốt, xin mời lang quân theo ta ! A Sửu dẫn người đàn ông kia đi. Người khác chân ngắn, còn người đàn ông kia vừa sải bước thì ước chừng đã được năm bước của hắn. Đại hán có tính không kiên nhẫn, liền đặt hắn lên trên vai mình, lớn tiếng bảo : -Chạy hướng nào, ngươi chỉ đường đi ! A Sửu bị động tác của ông ta làm hoảng sợ. Tuy nhiên hắn ngồi trên vai to lớn của đại hán hết sức vững chắc. A Sửu định tâm lại rồi chỉ cho ông ta đường. Người đàn ông kia cõng A Sửu đi, bước chân như bay. Đi được một lát thì đã đến trước cửa phủ đô đốc Quảng Châu. Trước cửa phủ, một đám người Côn Lôn đang vây kín cửa, đánh trống hô hào. « Côn Luân nô, Tân La tỳ » Cũng như về sau này những người giúp việc Philipin rất được ưa chuộng, thời xưa tỳ nữ Tân La có khả năng chịu khó, nô bộc Côn Lôn tính tình ôn hòa, luôn được người nhà Đường ưu tiên khi chọn mua nô bộc. Những người nô bộc Côn Lôn không phải là người da đen Châu Phi mà nói về người đến từ vùng Mã Lai Nam Dương. Người Nam Dương bình thường cũng có làn da ngăm đen nên tất cả đều bị người Đường xem là người Côn Lôn. Mặc dù người Côn Lôn có nhiều người làm nô bộc nhưng cũng có người làm thương nhân, người giàu có. Mà những thương nhân giàu có người Côn Lôn cũng rất nhiều. Đại hán chạy tới trước phủ đô đốc, đặt A Sửu xuống mặt đất, lắc mình một cái rồi quát to : -Mỗ vừa mới về thuyền thì nghe nói có chuyện lớn xảy ra, là các ngươi đều đến trước phủ đô đốc kêu oan. Các ngươi làm như vậy rốt cuộc là xảy ra chuyện gì ? Một đám người Côn Lôn vừa thấy y thì giống như thấy người đáng tin cậy đến. Họ lập tức xông tới, tinh thần sôi sục, vẻ mặt bi phẫn khóc lóc kể : -Thiếu chủ, chúng ta bị oan uổng! A Sửu đứng ở bên cạnh nghe bọn họ mồm năm miệng mười, cũng hiểu được một chút. Hóa ra đám người Côn Lôn này vừa tới Đại Đường buôn bán. Sau khi bọn họ đến bến cảng thì nộp thuế, nghĩ là được tự do buôn bán. Ai ngờ viên tiểu quan ở bến tàu còn vơ vét tài sản tiền tài của bọn họ. Ngay từ đầu bọn họ đã có thái độ ôn hòa, tặng cho viên tiểu quan kia một ít hàng hóa. Nhưng viên tiểu quan kia lại cậy ma cũ bắt nạt ma mới, thấy bọn họ lần đầu vừa đến không rõ tình hình Đại Đường, hơn nữa bọn họ lại không chủ động cống nạp nên không hài lòng. Y liền hùng hổ đưa ra yêu cầu quá đáng. Thuyền buôn của những người Côn Lôn cũng không có giá trị gì lớn, hàng hóa cũng có hạn, một chuyến thu lời không nhiều lắm, sao có thể để cho gã kia bóc lột như thế. Tên tiểu quan thấy bọn họ từ chối liền giận dữ, xui bọn thủ hạ cố ý khiêu khích. Hai bên tranh chấp, thủ hạ của viên tiểu quan đánh cho một thương nhân Côn Lôn đến chết. Những thương nhân Côn Lôn còn lại liền mang thi thể người đó đến phủ đô đốc dâng cáo trạng kêu oan. Đại hán kia nghe bọn họ nói xong, thấy trên mặt đất có khối vải trắng bọc thi thể, không khỏi tức sùi bọt mép, quát: -Người Đường thật khinh người quá đáng! Đô đốc Đại Đường có nói gì không? Một thương nhân nói: -Ta đã dâng đơn kiện lên, đang chờ đô đốc trả lời. Đang nói thì cửa phủ đô đốc mở ra, một viên quan mặc áo quan bào màu xanh đen đi ra. Y đứng trên bậc cửa, phía sau có một đám thị vệ phủ đô đốc đi theo, đứng sang hai bên. Đám thương nhân vừa thấy viên quan bước ra thì vây lấy, đua nhau nói: -Cừu nha thôi (một chức quan cổ), không biết đô đốc xử trí thế nào với cáo trạng kêu oan của chúng tôi? Viên quan mặc áo bào xanh chừng ba mươi tuổi, hai má gầy teo, ánh mắt đỏ quạch. Gã vân vê chòm râu thưa thót ở dưới hàm, lạnh lùng cười, rồi nói đầy ngạo mạn: -Lộ đô đốc có khẩu dụ, các ngươi là điêu dân không chịu nộp thuế, lại say rượu đánh chết người thế mà còn dám đi vu cáo quan lại, đến trước phủ đô đốc ta gây rối ồn ào, quả là đáng giận! Lập tức bắt chúng giam vào đại lao! Đám thương nhân Côn Lôn nghe được thì vừa sợ vừa giận, lập tức ồn ào lên. Đại hán tám thước đứng sau đám người kia nghe được rõ ràng, không kìm được bèn lớn tiếng quát: -Cẩu quan! Dám chỉ hươu bảo ngựa, đổi trắng thay đen! Cừu nha thôi giận dữ, giơ tay chỉ vào y quát: -Trước phủ đô đốc mà ngươi dám làm càn như vậy, đích thị là kẻ tặc hung tợn! Người đâu, bắt hắn lại cho bản quan, tra tấn thật mạnh cho ta! -Bọn chuột nhắt, đứa nào dám! Đại hán kia hét một tiếng to như sét đánh, không lùi lại mà tiến tới ưỡn ngực ra đón. Vài tên lính chạy ra đánh, hai tên đi đầu, một tên cầm xích sắt, một tên cầm gông. Xích sắt chụp vào đầu rầm một tiếng, tên nha sai cuốn xích sắt quanh đầu đại hán. Bị xích sắt quấn quanh nhưng hai chân đại hán kia dường như mọc rễ, vẫn đứng vững không hề nhúc nhích. Đại hán không tránh không né, để cho xích sắt quấn quanh rồi tung quyền ra."Thình thình", y đấm một cú vào dưới cổ tên sai nha, nghe rắc một tếng, đầu của tên sai nha nghiêng qua một cái, bị một quyền của đại hán đấm gãy cổ. Đại hán vung tay, đoạt lấy cái gông trong tay tên đó bẻra làm hai nửa, đập "bụp" một cái vào đầu tên cầm xích sắt kia. Đại hán cầm hai mảnh gông vỡ nặng hơn ba mươi cân đập vào đầu tên nha sai kia, giống như đập một quả dưa hấu nát. Chỉ nghe một tiếng "bụp" rồi máu óc bắn ra tung tóe. Đại hán bị máu đỏ vấy lênkhiến cho khuôn mắt càng thêm dữ tợn. Tên Cừu nha thôi liền lui về phía sau, kinh hãi hô lên: -Kẻ xấu hành hung giết người, mau chóng giết chết đi! Đại hán cười gằn: -Đến đây, đến đây xem ai giết ai. Y vung tay tung ra hai chưởng khiến cho đầu một tên sai nha bị đánh cho vỡ nát rơi xuống đất. Đại hán quay đầu trợn mắt nhìn đám thương nhân Côn Lôn đang mặt trắng bệch rồi quát to: -Các ngươi mau chóng về thuyền. Đô đốc Quảng Châu không có câu trả lời cho ta thì ta sẽ tự đi tìm hắn tìm câu trả lời! Đám thương nhân vừa nghe xong thì đồng loạt rút lui cùng với thi thể đồng bọn. Bọn họ chỉ là một đám thương nhân bình thường, tuy rằng bọn họ xúc động phẫn nộ với sự bất công của quan phủ Quảng Châu nhưng đâu dám hành hung giết người. Bây giờ họ thấy người đàn ông này giơ tay nhấc chân đã giết chết hai tên lính thì đã sợ tới mức hồn bay phách lạc, tức thì đồng loạt bỏ chạy. Đại hán kia thấy đám thương nhân bỏ đi liền hét lớn một tiếng, cầm hai cái thi thể đầy máu ném vào trong phủ đô đốc. Bọn thị vệ cùng sai nha trong phủ đô đốc vừa thấy đại hán Côn Lôn này dám giết chết hai tên lính nên ánh mắt cả đám đỏ ngầu, rống lên giận dữ nhào đến, múa may đao thương xông bừa lên. Đô đốc Quảng Châu Lộ Nguyên Duệ chính là tổng tư lệnh quân khu Quảng Châu của Đại Đường. Thị vệ trong phủ ông ta không phải loại tầm thường, mỗi người đều là cao thủ có thân thủ nhanh nhẹn quyền cước rất giỏi. Đặc biệt bọn chúng đều có xuất thân từ binh nghiệp, biết cách phối hợp. Tất cả đều đồng loạt xông lên, nhìn có vẻ hỗn loạn nhưng tiến thoái công thủ đều vô cùng bài bản. Trong lúc nhất thời chỉ thấy đao quang ánh kiếm lóe sáng liên tục xung quanh đại hán kia, quả thực không có chỗ để công, cũng không có chỗ để thủ. Ai ngờ đại hán kia tay cầm hai mảnh gông dính máu như hổ giữa bầy cừu, xông thẳng vào. Hai tay y vung mạnh khiến cho kiếm gãy thương rơi, rất nhiều thị vệ bị hất văng, đập vào cửa hoặc lên tường hoặc văng qua đồng bọn ngã vào trong sân. Đại hán một mình tung chưởng, căn bản không có chiêu thuật gì khéo léo, chỉ vừa sải bước đi vừa tấn công, hết bẻ gãy lại nghiền nát, nhìn thế như không thể chống đỡ nhưng lại chống lại được toàn bộ. Cừu nha thôi sợ đến mức mặt cắt không còn giọt máu, ngã bệt xuống đất, bò lùi vài bước, xoay người lủi vào trong cửa, hô lớn: -Có ai không! Mau, có ai không! Kẻ xấu hành... Chữ "hung" chưa kịp nói xong thì đại hán kia đã giơ chân dẫm lên lưng của y. Cừu nha thôi khó khăn lắm mới leo đến ngưỡng cửa, bị đại hán đạp cho một cước, không biết là dùng nhiều sức hay không nhưng chỉ thấy Cừu Nha Thôi kêu một tiếng thảm thiết, phần bào phục rơi lại ở ngang cửa. Cừu nha thôi chạm hai tay xuống đất, vội vàng bò vào trong phủ thì nghe "xoẹt" một tiếng. Cái áo quan bào kia giống như một tấm da người bị lột lộ cả đồ lót trên người gã. Gã chỉ còn nửa người, máu thịt nội tạng ruột dài lẫn lộn trên mặt đất. Phần thân trên bò vào trong, còn hai chân thì vẫn ở ngoài cửa. Một cước của đại hán kia trúng vào ngưỡng cửa sắt, không ngờ chém tên Cừu nha thôi ra làm hai. A Sửu đứng ở trên phố chỉ biết trợn mắt há hốc mồm. Hắn từng nghe mấy vị bằng hữu của cha mình kể chuyện về các hiệp khách nhưng dù sao cũng chỉ là chuyện xưa. Hắn chưa từng nghĩ tới một người có thể dựa vào kình lực mà chống lại nhiều người, đường đường đi vào phủ đô đốc như không có gì. -Không ngờ có thể như vậy! Không ngờ có thể như vậy! Khi cánh cửa sơn đỏ kia giang rộng thì tâm hồn non trẻ của A Sửu từ từ mở ra, cho hắn nhìn thấy một thế giới hoàn toàn mới. Huyết cừu tàn sát cả thôn, mối hận cha mẹ, chị gái đau khổ mà chết, a Sửu chưa hề quên. Nhưng hắn biết rõ chính bản thân mình căn bản không có sức báo thù. Kẻ giết người chính là quan, hắn đã đi dò hỏi thì biết được , đám lính mặc chiến phục đó là Long Võ Quân - một đội kỵ binh duy nhất trong cấm quân, là cận vệ của Thiên tử đến từ kinh đô. Hắn muốn báo quan nhưng hành động của phủ Thiệu Châu kia đã chứng tỏ rõ ràng là cùng một bè đảng với hung thủ. Chỉ sợ là hắn vừa đi vào đại môn của phủ Thiệu Châu thì đã lập tức trở thành một cái thây ma. Hắn còn có thể làm như thế nào? Hắn nghĩ bản thân mình phải sống thật vẻ vang, không để cho tổ tông phải hổ thẹn, Nhưng hắn làm thế nào để báo thù đây? Vậy nên hắn chôn mối thù kia thật sâu, tận sâu trong lòng. Hắn không dám suy nghĩ về mối thù đau đớn kia nũa. Linh hồn của hắn bị bỏng cháy nhưng hắn không có khả năng báo thù, hắn chỉ có thể nhẫn nhịn. Nhưng bây giờ, người Côn Lôn này đã mở ra cho hắn một thế giới mới. Bọn thị vệ trong nội viện lao ra, nhìn thấy Cừu nha thôi như vậy thì đều sợ hãi lui bước, để lại một khoảng trống chừng nửa vòng tròn xung quanh tên cừu nha thôi. Tên cừu nha thôi phát hiện thấy điều kỳ lạ nên vội vàng nhìn lại. Y nhìn thấy phần nửa dưới của mình còn đang ở ngoài cửa, chỉ có nửa người trên vẫn đang cố bò trốn thoát, liền hét lên một tiếng, máu me chảy lênh láng trên mặt đất, rồi gục xuống chết tươi Đại hán kia quát lớn một tiếng lao người lên giống như diều hâu trở mình bay vào giữa không trung. Thân người đang ở trên cao, y cầm hai mảnh gông ném vào bọn thị vệ đang cầm thương rồi lập tức rút trường kiếm ra khỏi vỏ. Y nhảy lên giống như du long, nhanh như như một tia chớp, thanh kiếm trong tay vung ra liền có vô số tia sáng chiếu thẳng vào mắt người khác. A Sửu đứng ở bên ngoài nha môn nhìn đến ngây người . Đại hán kia vung kiếmmột tia sáng chiếu thẳng vào mắt khiến hai mắt hắn tối sầm, hắn nhanh chóng nhắm mắt lại. Đến khi hắn mở mắt lại thì đám quan binh đã ngã ngổn ngang dưới đất, rất nhiều người quay cuồng kêu gào, có vài người cầm đao thương chạy về phía sau nha môn, còn đại hán kia sải bước thẳng tiến đi vào trong. A Sửu đứng ở phố đối diện, nhìn đống thi thể hình thù kỳ quái ở cửa nha môn. Mùi máu tươi mơ hồ bay tới. Gần xa có người gào to chạy trốn, có người tò mò đứng xem. A Sửu đứng ở đằng xa, tim đập thình thịch, hai chân run rẩy. Mặc dù ánh mặt trời chiếu thẳng lên người nhưng hắn vẫn cảm thấy rét run. Hắn thật sự không nghĩ người Côn Lôn kia lại hung hãn như vậy. Hắn càng không ngờ được rằng giết người lại đơn giản đến thế. Đúng vậy, người Côn Lôn kia thẳng tiến vào phủ đô đốc, cho hắn một cảm giác duy nhất, đó chính là: Đơn giản! Quá đơn giản! A Sửu vẫn đứng tại đó không nhúc nhích. Cũng không biết hắn đứng đã bao lâu, cho đến khi cảm thấy nỗi sợ hãi trong người dần dần biến mất, thay vào đó là sự ấm áp của ánh sáng mặt trời chiếu ở trên người thì người đàn ông vạm vỡ kia lại đột nhiên xuất hiện ở cửa. Phía sau lưng y từng đoàn quan binh vung đao thương sáng loáng mà chen chúc nhau đuổi theo Khó khăn lắm mới đuổi kịp người đàn ông vạm vỡ, còn cách hai ba trượng, bọn thị vệ lại đột nhiên dừng lại, sắp xếp đội hình dày đặc. Nhìn họ lúc này như đang gặp đại địch. Viên đại hán bước ra ngoài cánh cửa liền quay đầu lại trừng mắt, tức thì khiến đám quan binh lui lại mấy bước. Đại Hán cười ha ha, đột nhiên nhảy lên dùng sức mà đá vào một bên cửa chính đang che chiến loạn ở trong."Oành!". Bụi đất tung bay mù mịt, cánh cửa vỡ vụn. Vô số những mảnh vụn bắn về phía đám binh lính kia. Đại Hán đá xong một cước, cũng không quay đầu nhìn lấy một cái, mà sải bước đi xuống bậc thang. Ngay khi y chuẩn bị rời khỏi, đột nhiên A Sửu cố lấy can đảm, vọt tới, dang hai tay ra ngăn y lại. Đại Hán vừa thấy A Sửu thì ngạc nhiên nói: - Thiếu niên, sao ngươi còn chưa đi? A Sửu trong lòng bồn chồn, nhưng trong tình cảnh vội vàng liền thuận miệng nói: - Bởi vì, ngài còn chưa đưa tiền! Đại Hán sửng sốt, lập tức cười ha ha nói: - Thú vị! Thú vị! Lời tổ phụ đại nhân nói rất đúng. Quả nhiên Trung Nguyên có rất nhiều người kì lạ! Lúc này nửa tấm cánh cửa kia làm chết và bị thương hơn mười người, đám quan binh còn lại lấy hết can đảmxông ra, Đại hán nghe thấy tiếng bước chân phía sau, đột nhiêu phi người về phía trước, đồng thời tóm lấy A Sửu, cười ha ha nói: - Cậu nhóc khá lắm, muốn tiền không muốn mạng. Đến bến tàu rồi, ta sẽ trả tiền cho ngươi! A Sửu bị Đại Hán kẹp bên sườn, chỉ cảm thấy cảnh vật hai bên lướt qua như bay. Tốc độ của người đàn ông không ngờ nhanh hơn phi ngựa. Cảm giác xóc nảy khiến cho a Sửu không nói được lời nào, chỉ cảm thấy tiếng gió thổi vù vù, đập vào mặt, đành phải ngậm chặt miệng, nín thở. Hơn thế nữa, quần áo toàn thân Đại Hán dính máu, khiến cho mùi máu tươi tanh nồng xộc vào miệng mũi của nó. Đại hán chạy nhanh như bay tới bến tàu. Đám thương nhân Côn Luân đã sớm tập trung ở trên thuyền, đang ngẩng cổ nhìn về phía này. Vừa thấy người đàn ông kia xuất hiện bọn họ lập tức thì hoan hô liên tục. Đại hán buông A Sửu, liếc mắt nhìn hắn cười nói: - Biết rõ ta vừa giết người mà còn dám giơ tay lấy tiền. Người thiếu niên, ngươi quả thật can đảm! Lòng dũng cảm của A Sửu được tăng lên nói: - Quan lại bất công, giận mà giết, đó là hành động của anh hùng. Nếu vì trốn nợ mười miếng đồng tiền mà giết người, vậy ta đã nhìn lầm ngươi rồi. Đại Hán vuốt râu cười to, vừa thò tay vào ngực vừa nói: - Mỗ gia kinh doanh cũng khá, không có tiền lớn cho ngươi, ở đây có một thỏi vàng ròng, ta tặng cho ngươi! Đại Hán lấy một thỏi vàng ròng từ trong ngực ra, đặt vào tay A Sửu, rồi cười to nói: - Người thiếu niên. Tiền tài không nên để người ta nhìn thấy Ngươi hãy đi nhanh đi! Dứt lời, y nhún người nhảy lên, giống như một con ếch khổng lồ, vượt qua khoảng cách hai trượng,hạ xuống trên đầu thuyền "Thình thịch" một tiếng. Người ở trên thuyền đã sớm giữ sức chờ đợi. Thấy đại hán vừa mới đứng vững, đám thủy thủ lập tức giương buồm lên, nhổ neo sắt. Lúc này ở trên bến tàu, mọi người còn không biết chuyện xảy ra ở phủ Đô đốc, nên ai nấy đều bận rộn dỡ hàng hóa. Chỉ có một số ít thương nhân ở gần nhìn thấy vết máu trên người đàn ông kia, tuy rằng kinh ngạc, nhưng cũng chưa gây ra nhiều náo động. A Sửu cảm thấy nôn nóng. Vốn hắn định nói thêm vài câu với người đàn ông này để kéo quan hệ gần lại rồi mới nói đến chuyện chính, nào ngờ người đàn ông râu quai nón đó lại có tính như lửa, hành động cũng cực kỳ nhanh gọn, làm cho hắn không có cơ hội mở miệng. A Sửu nhanh chóng quỳ rạp xuống mặt đất trên bến tàu, nâng miếng vàng ròng lên cao, lớn tiếng nói: - Tráng sĩ, tiểu tử muốn bái ngài làm sư phụ, học võ nghệ. Viên đại hán đứng ở mũi thuyền cười to, cất giọng nói: - Tiểu tử ngươi đừng có mơ mộng hão huyền, mau mau rời đi để tranh gây thêm chuyện! - Tráng sĩ, xin nhận tiểu tử! A Sửu vội vàng dập đầu, nhưng viên đại hán lại không để ý tới. Lúc này con thuyền chậm rãi rời đi, cách bờ đã bốn năm trượng thì nghe từ xa có nhưng kêu gào vọng đến. Viên đại hán đứng ở mũi thuyền phóng tầm mắt xem xét, chỉ thấy phía xa cờ bay phấp phới, người hô ngựa hý, kéo theo một đám bụi cuồn cuộn. ũng không biết ở trong đó có bao nhiêu quân sĩ, y lập tức lên tiếng quát to: - Thiếu niên đi mau! Nơi đây quan lại tham lam tàn bạo, cẩn thận ngươi bị chết oan uổng đấy! A Sửu nóng nảy, nhưng lòng đã quyết liền liền kêu to: - Tráng sĩ muốn đến phủ đô đốc để trả thùsao còn bắt tiểu tử dẫn đường? Trong thành ai cũng thấy tráng sĩ đi cùng ta tới đó. Lần này tráng sĩ thoát đi nhưng tội lớn giết người sẽ đổ trên đầu tiểu tử, tráng sĩ không giết tiểu tử nhưng tiểu tử cũng chết vì tráng sĩ! Đại hán đứng trên đầu thuyền chau mày, lẩm bẩm: - Hay cho tên tiểu tử vô lại, thật là phiền nhiễu. Nhìn thấy đám quan binh đang rầm rập lao tới kéo theo một đám bụi mù mịt, càng ngày càng gần, đại hán lẩm bẩm: - Cả đời mỗ lấy tổ phụ đại nhân làm một tấm gương anh hùng. Ông nội cả đời chưa từng hại qua một người vô tội, chẳng lẽ ta lại muốn hại tính mạng tiểu tử này, làm bẩn thanh danh một đời? Nhìn thấy truy binh tiến gần hơn, Đại hán không kịp nghĩ nhiều, thả người nhảy xuống. Ống tay áo của y trong gió bay phần phật, như nhìn như cánh chim lướt về phía bến tàu. Rất nhiều thương nhân thủy thủ trên bến tàu thấy uy thế như vậy, đều đồng loạt kinh hãi kêu to. A Sửu thấy Đại hán kia xuất hiện ở ngay trước mặt, rồi ngay sau đó hắn lập tức bị xiết chặt bên hông. Nó chỉ kịp cảm thấy một trận gió biển đập vào mặtrồi một tiếng động vang lên. Hắn đã được đại hán đưa lên đầu thuyền. A Sửu lấy lại bình tĩnh, mừng rỡ quỳ gối, dập đầu nói: - Đệ tử bái kiến sư phụ! Đại hán hừ một tiếng: - Tiểu tử vô lại, đứng lên đi! y khoanh tay đứng nơi đầu thuyền, nhìn quan binh mà không liếc hắn cái nào. Quan binh tới bến tàu, lập tức trưng dụng thuyền của thương nhân, ý đồ đuổi theo. A Sửu không thấy Đại hán cự tuyệt thì lòng tràn đầy vui mừng, dập đầu ba cái rồi đứng lên. Nhìn thấy đám quan binh đều lên thuyền, nó không khỏi lo lắng nói: - Sư phụ, Lộ đô đốc phái người đuổi tới. Đại hán cười nói: - Ngươi nói Lộ cẩu quan kia sao? Ta đã chém cái đầu trên cổ hắn rồi! Hắn dám đuổi theo, ta chém tiếp hồn phách của hắn! Hừ, đám rác rưởi như rắn mất đầu kia đuổi không lâu đâu. A Sửu vừa nghe trong lòng hoảng hốt. Hắn biết rằng mặc dù Đại hán đi vào phủ đô đốc như vào chỗ không ngườinhưng chưa từng nghĩ rằng ông ta còn chém đầu đô đốc Quảng Châu, rồi lại không bị mất một cọng lông nào quay về. Không ngờ vị sư phụ mình vừa bái này lại có bản lĩnh lớn như thế, chẳng khác gì hiệp khách kiếm tiên độc nhất vô nhị trong truyền thuyết. Mình thật may mắn có được một vị sư phụ giỏi như vậy... Tuy nghĩ thế, A Sửu như mở cờ trong bụng, vội vàng lễ độ cung kính mà nói: - Đệ tử còn chưa được thỉnh giáo tôn tính đại danh của ân sư, là người môn phái nào. Đại hán bật cười nói: - Tiểu tử ngươi chắc là đọc quá nhiều truyện mà tưởng tượng ra rồi. Môn phái gì chứ, mỗ gia họ Trương, tên một chữ Bạo. Công phu của ta chính là gia truyền. A Sửu cung kính lễ phép mà nói: - Sư phụ có võ nghệ kinh người như vậy, nhất định tổ sư cũng là đại anh hùng vang danh thiên hạ rồi. Nếu a Sửu nói cái khác, chưa chắc Trương Bạo đã để ý. Nhưng ở trong lòng Trương Bạo, bình sinh chỉ sùng bái một người là gia gia của y. Vì vậy mà câu nói của a Sửu chính là gãi đến chỗ ngứa khiến cho Trương Bạo cất tiếng cười to nói: - Ha ha! Nhắc đến gia phụ chắc ngươi cũng không biết đâu chứ đừng nói đến cả gia tổ . Câu nói " Đại anh hùng danh vang danh thiên hạ" cũng rất hay, cứ như là nhóc con ngươi đã nghe danh tiếng của lão nhân gia. A Sửu vội dấn thêm một chút: - Không biết tổ sư là vị đại anh hùng nào? Trương Bạo dương dương đắc ý mà nói: - Ngày xưa khi nhà Tùy đại loạn, quần hùng thiên hạ nổi lên, gia tổ cũng từng có ý nhòm ngó ngôi báu thiên hạ nhưng sau đó lại nhường cho nghĩa đệ Lý Thế Dân, rồi đi đến hải ngoại tự lập làm vương. Lúc ấy người ta gọi gia tổ là"Cầu Nhiêm Khách"! Trong lòng A Sửu chấn động, kêu lên thất thanh: - Cầu Nhiêm Khách! Lần này, A Sửu giống như là Tôn hầu từ bị tổ sư Bồ Đề giam giữ ở trong lòng bàn tay, cả người có ba mươi sáu ngàn lỗ chân lông đều tràn đầy vui mừng. ***** Thuyền đi trên biển rộng giữa bóng đêm mênh mông. Đây là lần đầu A Sửu đi thuyền. Nằm ở khoang thuyền nó suy nghĩ linh tinh mà cảm thấy vô cùng khó ngủ. Hắn nhớ đến Nữu Nữu, rồi thẩm nhủ không biết bao lâu mình mới được trở về, Nữu Nữu có tìm được mình không. Nếu sau này trở về Quảng Châu, Lộ đô đốc kia đã chết, không biết nên tìm người nào hỏi thăm thân phận Bùi đại nương đã mang Nữu Nữu đi kia. Trong bụng hắn đầy niềm vui. Có thể bái cháu ruột Cầu Nhiêm Khách làm sư phụ, học được võ nghệ cao minh là có thể báo thù cho cha mẹ và chị gái bị chết thảm rồi. Cho tới nay, toàn bộ mối huyết hải thâm cừu kia vẫn được hắn chôn sâu tận đáy lòng thậm chí không dám suy nghĩ tới. Suốt đời hắn không thể quên được cảnh tượng cái đầu của chị gái bị bay lên, rồi rơi xuống! Đủ loại suy nghĩ vừa mừng vừa lo, hoặc đau buồn hoặc hận tràn ngập làm hắn lăn qua lộn lại khó đi vào giấc ngủ. Hắn khoác áo đứng dậy, lặng lẽ đi ra ngoài khoang thuyền. Dưới bầu trời đêm, ánh sao sáng rực rỡ. Con thuyền đi giữa trời đêm mênh mông, kèm theo tiếng sóng vỗ từng đợt bên tai, càng làm cho lòng hắn thêm gợn sóng. A Sửu đón gió đêm đi đến đầu thuyền, thấy một thân hình cao lớn đứng thẳng ở đó. Cái bóng cao lớn trong đêm giống như một tảng đá vững vàng, không nhúc nhích. - Làm sao mà vẫn chưa ngủ? Trương Bạo không quay đầu lại, chỉ có hỏi một câu rất thản nhiên. A Sửu đứng lại, khom người nói: - Đệ tử không ngủ được, nên đi ra ngoài cho khuây khỏa, không ngờ làm kinh động đến sư phụ. Hắn quay đầu nhìn mặt biển tối như mực. Trương Bạo không quay đầu lại, nhưng lại như thấy được động tác của hắn, nói: - Yên tâm đi. Lúc trời tối, truy binh đã quay về, không đuổi theo nữa rồi. A Sửu thở phào nhẹ nhõm, vội đáp: - Vâng! Trương Bạo đứng vững vàng ở mũi thuyền, vẫn ngẩng đầu nhìn trời như trước. A Sửu không kìm nổi hỏi: - Sư phụ đang nhìn cái gì? Trương Bạo cũng không quay đầu lại mà nói: - Xem sao! Hiện tượng thiên văn tối nay thật sự cổ quái. A Sửu ngẩng đầu nhìn theo ánh mắt của Trương Bạo về những ngôi sao thì bất chợt , phát hiện ở phía chân trời có một ngôi sao lớn cực sáng bay thăgnr về nằm phía hướng Đông. Nhìn nó giống như hạt trân châu trung tâm là màu xanh, xung quanh tỏa ra ánh sáng màu lam. Viên trân châu lớn bay ngang không trung, kéo theo một cái đuôi màu lam thật dài. Ánh sáng từ cái đuôi của nó càng lúc càng nhạt dẫn rồi biến mất hẳn trong không trung. . A Sửu giật mình nói: - Một ngôi sao thật lớn! Trương Bạo cười nói: - Sao chổi mà thôi, có cái gì ngạc nhiên? Nói xong, y xoa xoa cằm của mình, níu lấy chòm râu quai nón, lẩm bẩm: - Tuy nhiên ngôi sao chổi lớn như vậy thật sự là hiếm thấy, quả thật có chút kỳ lạ... Y trầm ngâm một chút, bỗng nhiên quay đầu cười nói: - Ta còn chưa hỏi ngươi tên là gì? A Sửu cung kính nói: - Đệ tử không dám giấu diếm sư phụ, đệ tử vốn vô danh, chỉ có nhũdanh gọi là Sửu nhi. Đệ tử vốn là con nhà đàng hoàng, hiện giờ lại lưu lạc làm tên ăn mày. Trong người mang huyết hải thâm cừu mà lại không thể báo thù rửa hận. Một ngày đệ tử chưa báo được thù thì luôn cảm thấy hổ thẹn với tổ tông dòng họ. Sư phụ cứ gọi con là a Sửu. - A Sửu, a Sửu, ngươi vừa làm đệ tử ta, dù gì cũng phải có tên họ đàng hoàng. Tối nay sao bay trên trời cao cũng là một cảnh tượng hiếm thấy. Ta mượn tên vì sao này đặt cho ngươi cái tên là Tinh Trì, được không? A Sửu trầm ngâm nói: - Tinh Trì là một cái tên rất hay. Chỉ có điều sư phụ lấy sao chổi đặt tên cho đệ tử nhưng không biết đệ tử có lớn được như nó hay không? Trương Bạo cười ha ha nói: - Lần đầu khi ta đến Đại Đường, kinh doanh chưa được phong thổ cũng chưa đi hết, còn gây ra án mạng. Đen đủi như vậy thì chẳng phải ngươi là một ngôi sao chổi lớn đó sao? A Sửu nhớ tới hơn trăm tính mạng chết uổng ở thôn Đào Nguyên, đối với sự liên tưởng sao chổi lớn này có chút bất an, giải thích: - Sư phụ!, Oan uổng cho đệ tử, khi đệ tử gặp được sư phụ thìđã xảy ra chuyện rồi đấy! Trương Bạo cười nói: - Ngươi nói Tinh Trì không tốt, dù sao cũng phải có một cái tên. Ha ha, đệ tử của mỗ gia sao có thể để người khác gọi a Sửu a Sửu được chứ? Ngươi tự lấy một cái tên ta nghe xem nào. A Sửu nhìn sóng lớn dập dềnh trước thuyền như xuất hiện một cánh hoa màu trắng. Quay đầu nhìn lại bóng đêm đen kịt, trong tiếng sóng ngẩng đầu nhìn cánh buồm bị gió lớn đang căng lên, , nó bèn phấn chấn nói: - Đệ tử nghĩ được một cái tên! Ban đêm tại Đông đô Lạc Dương. Trên cung điện cao cao, một người phụ nữ họ Võ dựa vào lan can, chăm chú nhìn bầu trời đêm dài thăm thẳm . Nàng dõi mắt về phía ngôi sao chổi màu lam , trong lòng cũng cảm thấy kỳ lạ. Ngôi sao chổi này đột nhiên mà đến, kéo ngang giữa trời cao, tận đúng bảy bảy bốn mươi chín ngày sau mới vừa biến mất khiến cho thiên hạ đều khiếp sợ. Người phụ nữ họ Võ kia nhìn lên ngôi sao trên cung điện cho rằng đó là điềm lành, liền tuyên bố sửa đổi niên hiệu thành Quang Trạch, đại xá thiên hạ, sửa Đông đô Lạc Dương làm Thần Đô, đồng thời cũng sửa tên công sở ba tỉnh sáu bộ. Trung thư tỉnh đổi thành Phượng Các, môn hạ tỉnh đổi thành Loan đài, Thượng thư tỉnh đổi thành Văn Xương đài. Đổi tên sáu bộ "Lại, hộ, lễ, binh, hình, công" thành " thiên, địa, xuân, hạ, thu, đông". Đó là năm Quang Trạch thứ nhất! Canh năm điểm hai tiếng, khi mặt trời vừa mới ló rạng phía chân trời i, cửa chính cung Thái Sơ trong thành lâu trên Tắc Thiên Môn của Lạc Dương Thần Đô đang bắt đầu báo sáng toàn thành. Tiếng trống từ cửa chính hoàng cung lan ra bốn phương tám hướng giống như những gợn sóng. Theo sau, lầu canh ở các phía Đông Tây Nam Bắc cũng theo thứ tự vang lên. Tiếng trống phân ra làm năm đợt, phải gõ đủ tám trăm cáiTrong tiếng trống ầm ầm, cửa chính hoàng cung, cửa chính Hoàng thành, các cửa phố phường liên tục mở ra. Các chùa miếu bên trong thành Lạc Dương cũng đều đến giúp vui. Đám tăng lữ cũng đều gõ vang lên tiếng chuông buổi sáng. Tiếng trống hòa cùng với tiếng chuông thâm trầm xa xưa, đánh thức toàn bộ Lạc Dương, cả triệu dân chúng đồng loạt nghênh đón ánh mặt trời đang lên từ chân trời phía Đông Ở bên trong các phường, từng quán ăn nhỏ đã mở kinh doanh ngay từ lúc tiếng trống ở Tắc Thiên Môn vang lên. Bên trong phường Tu Văn, mọi quán ăn bình dân đều đã đỏ lửa. Thợ cả người Hồ mình trần làm bánh nướng vang lên những tiếng "Bang bang"... Mạnh sư phụ nhấc cái lồng hấp lên, một làn khí màu trắng hầm hập phả ra, tỏa mùi thơm rabốn phía. Ông lão Uất Trì để râu uốn như hai móc câu đang dùng kẹp trúc, kẹp từng chiếc bánh hồ rắc vừng ra khỏi bếp lò đặt vào sọt trúc. Mùi thơm của những chiếc bánh vàng óng tỏa ra nức mũi. Tại ngõ thứ hai trên con đường phố của phường Tu Văn xây một cái lán nho nhỏ, dưới lán đặt một nồi lớn, bên cạnh là một tấm bản thật dài, một cô nương mười sáu mười bảy tuổi, đeo tạp dề vải xanh tay áo xắn lên lộ ra hai cánh tay trắng như tuyết, vừa đang làm việc, vừa chào hỏi vui vẻ với khách hàng. Cô nương này cũng khá xinh, nhất là mỗi khi cái miệng nhỏ nhướn lên, lập tức khiến cho gương mặt sáng bừng rạng rỡ. Chớ xem thường quán cơm nhỏ đó của nàng. Súp trong nồi sôi sùng sục, trên thớt bên cạnh đặt một tảng mì to. Cái cây cán trong tay nàng lướt nhanh, chốc lát đã cán được một lát mì mỏng. Nàng nhanh nhẹn dùng đao cắt thành những sợi nhỏ. Khách tới đông, việc ở lán lập tức cũng nhiều lên. Nàng vừa phải nhào nặn, phải cán mỳ, cắt thành sợi, cho vào nồi, đồng thời còn phải phục vụ khách hàng tuy nhiên công việc của nàng lại vô cùng thành thạo.