Chương 154-158

Say Mộng Giang Sơn

Nguyệt Quan 19-02-2024 14:30:10

Chương 154: Gió xuân phiền muộn. Từ khi phát hiện "Dương Phàm có ý đối với mình" Thượng Quan Uyển Nhi hết sức ngây ngất. Chỉ cần vài ngày không gặp hắn là cảm giác khó chịu. Cũng may, Dương Phàm cũng không có hành động đeo đuổi nào khác khiến cho cảm xúc của Thượng Quan Uyển Nhi mới từ từ được điều chỉnh lại. Tới lúc này, Uyển Nhi cũng cảm thấy thoải mái hơn, khi gặp Dương Phàm cũng không hoảng hốt trốn tránh. Tuy nhiên thi thoảng khi liếc nhìn hắn, ánh mắt của nàng vẫn có một chút u oán, dường như trách hắn cứ im lặng không thổ lộ. Chẳng trách được mà Khổng Phu tử từng nói:"một người đàn ông cũng có thể bị thái độ khó hiểu của người khác phái làm cho lúng túng." Nhưng vấn đề là Dương Phàm không hề hay biết tới những chuyện này. Sau vài lần đá cầu, hắn cố ý tiếp cận để quan hệ với Thượng Quan đãi chiếu tốt hơn. Còn đối với Thượng Quan Uyển Nhi mà nói thì rõ ràng là Dương Phàm đang sử dụng một cách thức tiếp cận từ từ. Nàng rất thích cái cảm giác này, hơn nữa nó cũng không có nhiều áp lực. Thượng Quan Uyển Nhi hơi sẵng giọng: - Người ta so "Bạch đả" cũng không bằng ngươi. Trước kia ngươi nói rằng chưa từng luyện đá cầu tại sao lại giỏi hơn một người luyện từ nhỏ như ta? Câu nói đó có chút nũng nịu như xuất phát từ tâm, hết sức tự nhiên. Thượng Quan Uyển Nhi không nhận ra còn Dương Phàm cũng không biết Thượng Quan Uyển Nhi lần đầu tiên nói với người khác như vậy thì cười nói: - Chỉ là do lúc nhàn rỗi giải sầu, rèn luyện sức khỏe mà thôi. Đãi chiếu để ý làm gì? Bản lĩnh của Đãi chiếu cũng không phải ở đây. Thật ra Dương Phàm cũng không hy vọng ai gặp ta cũng nói rằng người này đá cầu rất giỏi. Hôm nay Dương mỗ là một quân nhân, chỉ muốn chinh chiến nơi sa trường, lập nên chiến công hiển hách. Thượng Quan Uyển Nhi mỉm cười nói: - Ừm! Đấy mới là chí hướng của nam nhi. Ta còn tưởng rằng ngươi được đám cung nga trong cung khen ngợi nên quên hết chuyện đó rồi? Dương Phàm lên tiếng: - Làm sao có thể quên. Trong lòng Dương mỗ khâm phục nhất là danh tướng Tiết Nhân Quý. Tiết đại tướng quân là người dòng dõi Tiết An. Nhưng tới thời của tướng quân thì gia tộc của người đã xuống dốc, không còn là thế lực, hay gia tộc lớn nữa. Tướng quân hoàn toàn chỉ dựa vào đôi tay trần mà lập nên chiến công hiển hách. Dương Phàm liếc trộm Thượng Quan Uyển Nhi rồi thở dài nói: - Đáng tiếc rằng Tiết đại tướng quân qua đời quá sớm. Nếu không khi tại hạ nhập ngũ sẽ yêu cầu được tới dưới trướng của ngài. Tướng quân dùng ba mũi tên định Thiên Sơn...uy phong là vậy. Lại còn dũng mãnh thu được Liêu Đông. Dương Phàm liệt kê những chiến công của Tiết Nhân Quý mà nói với giọng đầy nuối tiếc: - Còn nhớ trước kia, từng thấy người khắc bia kể chiến công cả đời của tướng quân. Lời văn hết sức hoa lệ, nghe thấy mà nhiệt huyết sục sôi. Đáng tiếc là lúc đó không mang theo giấy bút nên không thể chép lại. Dương Phàm như đang hồi tưởng khiến cho Thượng Quan Uyển Nhi mỉm cười nói: - Ngươi nói tới bia văn của Tiết tướng quân hay sao? Đó là do Đại học sĩ Miêu Thần Khách của Hồng Văn quán sáng tác cho tướng quân miêu tả lại toàn bộ chiến công trong đời Tiết tướng quân. Đọc thực sự là lời lẽ bay bướm, chí khí mãnh liệt. Nếu ngươi thích, ta sẽ cho ngươi một bản. Thượng Quan Uyển Nhi nói tới đây âm thanh liền trở nên bí ẩn: - Nhưng đó là bản do Miêu địa học sĩ tự tay viết đấy. - Thật sao? Dương Phàm "ngạc nhiên và vui mừng" nói: - Thật là tốt. Bản văn miêu tả chiến công của Tiết tướng quân viết rất hay. Mặc dù tại hạ văn không được tốt nhưng cũng vô cùng yêu thích. Hóa ra nó được Miêu đại học sĩ viết, quả nhiên là không tầm thường. Đãi chiếu có thể xin vị Miêu đại học sĩ một bản đẹp được không? Dương Phàm nói tới đây liền vỗ trán, làm như bừng tỉnh nói: - Đúng rồi!Đãi Chiếu vốn chủ trì việc bình luận thi văn trong thiên hạ cho triều đình. Văn sĩ trong thiên hạ rất nhiều người nằm dưới quyền của Đãi Chiếu. Vị Miêu đại học sĩ kia cũng không ngoại lệ. Nếu Đãi chiếu mở miệng, Miêu học sĩ chắc chắn sẽ đồng ý. Thượng Quan Uyển Nhi thấy hắn cứ mở miệng là Đãi Chiếu, Đãi Chiếu từ từ cảm giác rất chói tai nhưng nên để Dương Phàm xưng hô với mình thế nào mới được? Nàng không nói được gì, tâm trạng có chút khó chịu liền lên tiếng: - Cũng chẳng có chuyện gì. Có điều bởi vì ta thay Thiên Hậu xử lý một ít văn án cho nên bản gốc của Miêu Thần Khách viết về Tiết đại tướng quân mới ở trong tay ta. Dương Phàm thốt lên một tiếng rồi nói: - Nguyên bản của Miêu đại học sĩ là thứ vô cùng quý báu. Tại hạ làm sao dám lấy vật mà Đãi chiếu yêu thích... Hay là, Đãi chiếu nhờ vị Miêu học sĩ viết một bản cho tại hạ? Ha ha! Tin rằng nếu có Đãi Chiếu ra mặt thì Miêu học sĩ chắc chắn sẽ phải nể mặt. Lời nói của Dương Phàm hết sức khách khí khiến cho Thượng Quan Uyển Nhi lại càng cảm thấy mất mát: - Một nam tử hán như hắn mà sợ này sợ nọ. Hai ngày trước còn như con sói đói nhìn người ta chằm chằm, mà giờ thì lại như không. Thượng Quan Uyển Nhi cảm thấy giận Dương Phàm nên mím môi quay sang ngẩn ra nhìn mọi người đang đá cầu. Dương Phàm chỉ muốn nàng nói ra chỗ của Miêu Thần khách cho nên hết sức sốt ruột. Hắn vất vả lắm mới tìm được một cái cớ nhắc tới Miêu Thần Khách nhưng Thượng Quan Uyển Nhi lại lảng tránh thì phải làm thế nào đây? Thái Bình công chúa đang đá đầy cao hứng thì chợt nhìn thấy Dương Phàm và Thượng Quan Uyển Nhi nói nói cười cười nên sự vui vẻ giảm đi vì vậy mà nói rằng mệt mỏi muốn đi về nghỉ ngơi. Thượng Quan Uyển Nhi thấy nàng về liền bước tới đưa tiễn. Thái Bình công chúa nói thản nhiên đôi câu rồi rời đi tuy nhiên vẫn không quên liếc nhìn Dương Phàm một cái. Uyển Nhi giỏi quan sát cho nên biết Thái Bình công Chúa không vui nhưng không biết nguyên nhân. Thái Bình công chúa và Thượng Quan Uyển Nhi mỗi người một vẻ. Thượng Quan Uyển Nhi hơn ở nước da trắng như tuyết, khí chất hơn người. Nhưng nếu xét về thân thể, sự quyến rũ thì Thượng Quan Uyển Nhi không thể sánh được với Thái Bình công chúa. Xét về thân phận thì mặc dù Uyển Nhi có quyền cao hơn, trên cả Thái Bình công chúa nhưng dù sao thì nàng cũng chỉ là con gái của một vị quan phạm tội. Còn Thái Bình là dòng dõi hoàng thất nên điều kiện nào cũng hơn Thượng Quan Uyển Nhi gấp trăm lần. Nàng thích Dương Phàm nhưng hắn lại tỏ ra gần gũi với Thượng Quan Uyển Nhi khiến cho Thái Bình công chúa cảm thấy không vui. Chỉ có điều cảm nhận đó làm sao mà người ngoài có thể biết được. ... Từng ngày trôi qua, xuân về hoa nở khiến cho tuyết trắng có cảm giác bớt dần. Cứ như vậy cho tới khi biến mất, mọi người sẽ không chú ý tới việc nó biến mất vào lúc này. Tới khi có ai để ý thì nó đã hoàn toàn tan biến. Từ những khe gạch, những cây cỏ dại bắt đầu vươn lên xanh mướt rồi trở thành một gốc cỏ mới thì mọi người mới kinh ngạc phát hiện ra cái sinh mạng đó xuất hiện. Những cành hồng đầy lá vàng không hề có nụ, tới khi người ta để ý thì nó đã đâm chồi giống như thiếu nữ che một tấm khăn voan màu xanh. Cái cảm giác đó thật kỳ diệu. Giống như một đứa bé con luôn xuất hiện trước mặt ngươi, nhưng chỉ lơ đãng một chút nó đã trở thành một thiếu nữ mà ngươi lại không hề nhận ra. Tới một ngày nào đó, thiếu nữ đỏ mặt xấu hổ thì người mới giật mình phát hiện, nàng đã trưởng thành. Dương Phàm có vô vàn cảm xúc. Ngày nào hắn cũng nhìn thấy Thượng Quan Uyển Nhi xinh xắn đi bên mình. Mặc dù vị trí của Miêu Thần Khách ở trong tay nàng, chỉ cần nàng mở miệng là hắn có thể biết nhưng hắn lại không có cách nào để hỏi. Còn Thượng Quan Uyển Nhi thì mỗi khi nhìn thấy ánh mắt của Dương Phàm nàng lại xuất hiện một thứ cảm giác khó hiểu. Có đôi khi thấy nét mặt hắn không có chút biểu hiện, nàng lại có cảm giác mất mát. Mất mát, vui mừng, vui mừng rồi lại mất mát. Tâm trạng của nàng cứ theo nét mặt của Dương Phàm mà thay đổi. Vì vậy mà đám học sĩ của Hoàng Văn quán bắt đầu có sự lúng túng. Chuyện văn án đôi khi vẫn có sai lầm. Hôm nay, bọn họ sai một chữ, Thượng Quan Uyển Nhi chỉ dịu dàng nở nụ cười rồi cho viết lại. Ngày mai, bọn họ không cẩn thận để giây một chút mực, Thượng Quan đãi chiếu không nói một lời, lập tức trừ nửa tháng bổng lộc. Đám học sĩ đứng bên bờ sông Lạc Thủy mặc cho gió xuân thổi làm cho chòm râu của họ phất phơ mà cảm khái:" Tâm trạng của nữ nhân thật sự khó đoán..." Tạ Mộc Văn cảm thấy bối rối. Dương Phàm là ân nhân của nàng, Cao Oánh lại là bạn cùng phòng. Nàng không hy vọng bạn mình thích một người đàn ông ranh mãnh. Nhưng nàng cũng lo lắng rằng ân nhân của nàng cứ thân cận với Thượng Quan đãi chiếu sẽ rước lấy họa sát thân. Nhưng đứng trên vị trí của mình, nàng có thể làm gì? Mùa xuân đúng là một mùa phiền muộn. Tháng hai đầu xuân, kỳ thi xuân đã xong. Khoa thi xuân năm nay, Thiên Hậu tại điện Lạc Thành tự mình triệu kiến cống sĩ để kiểm tra kiến thức của họ. Đây là một chuyện lớn trước nay chưa từng có. Chưa bao giờ có chuyện Kim điện triệu kiến Cống sĩ đương khoa vào để khảo sát. Mà tiến sĩ đố đầu thi Đình được Thiên Hậu và Hoàng đế kiểm tra, được sĩ lâm khen tặng là "môn sinh thiên tử" Thi Đình được cử hành trong ba ngày liên tiếp. Cho tới hôm nay là người cuối cùng. Thiên Hậu hết sức hài lòng với kiến thức của tài tử cho nên khi bãi triều, lúc về điện Vũ Thành vẫn còn mang theo nụ cười. Thượng Quan Uyển Nhi đứng ở trước điện chờ đón Võ Tắc Thiên. Tiểu Man và Cao Oánh thì đi theo sau Thiên Hậu. Vô tình ánh mắt của cả ba cô gái đều nhìn về phía Dương Phàm đang đứng bên phải của điện. Ánh mắt của Thượng Quan Uyển Nhi hết sức bình tĩnh chỉ liếc qua vị trí của Dương Phàm. Ánh mắt của hắn cũng vậy, không hề né tránh cũng không có lấy một chút nóng bỏng khiến cho Thượng Quan Uyển Nhi có chút u oán. Đôi mắt đẹp của Tiểu Man khẽ trừng mắt nhìn Dương Phàm. Nàng theo thói quen hơi cảnh cáo hắn một cái. Nhưng nàng bất đắc dĩ có được một cái liếc mắt của Dương Phàm rồi sau đó lại nhụt chí khi phát hiện người chị em tốt của mình đang nhìn hắn với ánh mắt long lanh. - Đúng là không có tương lai... Tiểu Man trừng mắt nhìn Cao Oánh một cái nhưng cô ta lại đang nhìn Dương Phàm chăm chú thì làm sao còn thấy được nàng. Chương 155: Mưa gió Long môn. Bạn sẽ ủng hộ 20 Điểm cho Dịch Giả khi đọc bài viết này:Võ Tắc Thiên vào trong điện Vũ Thành rồi ngồi xuống chiếc gầm đôn sau án. Bà phất tay áo rồi cười nói: - Uyển nhi! Có tấu chương nào quan trọng cần phải xử lý không? Hôm nay sau khi xử lý chuyện triều chính xong, trẫm lại vấn đáp năm tên cống sĩ cho nên có chút mệt mỏi. Nếu không có chuyện gì quan trọng, ta muốn nghỉ ngơi sớm. Thượng Quan Uyển Nhi từ sáng tới trưa không được bình tĩnh cho nên tốc độ xử lý tấu chương có phần chậm. Bình thường thì tới lúc này, nàng đã làm xong phần tấu chương hôm qua nhưng hôm nay thì mới chỉ được hai phần ba. Vì vậy mà nghe Võ Tắc Thiên hỏi, Thượng Quan Uyển Nhi nơi xấu hổ liền nói: - Tấu chương cần Thiên Hậu xử lý cũng không nhiều. Uyển Nhi đã chỉnh lý cơ bản chỉ còn lại có một ít chưa xem. Võ Tắc Thiên liền nói: - Nếu vậy trẫm xem xong rồi nghỉ tạm. Tấu chương trên bàn được chất thành ba chồng. Chồng đầu tiên bên trái là thứ mà Thượng Quan Uyển Nhi có thể thay thế xử lý. Chồng phía bên phái cần Thiên Hậu tự mình phê duyệt. Còn ở giữa là chỗ mà Thượng Quan Uyển Nhi thay Thiên Hậu xử lý sau một ngày. Võ Tắc Thiên biết thói quen của nàng liền càm chỗ tấu chương ở giữa rồi thuận tay cầm cái đầu tiên lên. Võ Tắc Thiên đã gần bảy mươi nên mắt hơi kém. Bà mở một bản tấu chương mà Thượng Quan Uyển Nhi còn chưa thẩm duyệt, hơi nghiêng đầu xem từng câu từng chữ rồi đột nhiên bà ta cất tiếng cời ha hả. Thượng Quan Uyển Nhi bưng một chén rượu tới thấy Võ hậu như vậy thì ngạc nhiên hỏi: - Sao Thiên Hậu lại cười? Võ Tắc Thiên vừa cười vừa nói: - Ngươi tự cầm lấy mà xem. Ha ha ha! Vương Thủ Lễ đúng là một con mọt sách. Thật sự rất đáng yêu. Ha ha ha... Thượng Quan Uyển Nhi cầm lấy bản tấu chương mở ra thì thấy đó là một bản tấu chương buộc tội của Ngự Sử Vương Thủ Lễ. Vị Vương ngự sử buộc tội đại sư chủ trì chùa Bạch Mã, nói y là người xuất gia nhưng dù sao cũng vẫn là một nam tử khỏe mạnh. Đại nội trong hoàng cung là nơi phi tần ở, chỉ cho phép nữ nhân và hoạn quan vào. Cho dù là võ sĩ thị vệ thì ban đêm cũng phải ra ngoài canh gác. Hiện giờ Phương trượng Hoài Nghĩa đại sư của chùa Bạch Mã lại vào nghỉ đêm trong cung, khiến cho rất nhiều lời bàn tán. Vương Thủ Lễ thân là ngự sử tấu lên với Thiên Hậu để cho hòa thượng Hoài Nghĩa ra ngoài giữ gìn trinh tiết của cung nữ. Thượng Quan Uyển Nhi nhìn thấy vậy cũng muốn bật cười. Vị Vương ngự sử đúng là một con mọt sách, cái chuyện này mà cũng tấu lên được. Hoài Nghĩa hòa thượng và Thiên Hậu có tư tình, y cũng nghe thấy nhưng không thể nói thẳng vì vậy mà mới uyển chuyển nói sang chuyện khác. Nhưng như vậy chẳng phải là gián tiếp nói Thiên Hậu cũng có liên quan hay sao? Thượng Quan Uyển Nhi giơ bản tấu chương lên hỏi Thiên Hậu: - Thiên Hậu! Nên trả lời bản tấu chương này như thế nào? Thiên Hậu cười dài: - Cứ để ý tới y là được. Võ Tắc Thiên nói xong liền cầm tới bản tấu chương thứ hai. Vừa mới mở ra, bà ta sực nhớ ra chuyện gì đó liền ngẩng đầu nói với Thượng Quan Uyển Nhi: - Đúng rồi! Hiện giờ đang là cảnh xuân, trẫm muốn tới Long Môn để giải khuây. Trong thời gian đó, tất cả tấu chương đều đưa tới chùa Hương Sơn ở long Môn. Tới khi lâm triều thì cho đám quan viên tới thạch lâu Hương Sơn để kiến giá. Ngươi đi thu xếp một chút. - Tuân chỉ. Thượng Quan Uyển Nhi lên tiếng rồi lui người lại. ... Trong thành Lạc Dương, nước từ Tây Giao chảy thẳng xuống tới Long Môn. Từ xưa, Long Môn đã là một trong tám cảnh đẹp của Lạc Dương. Nơi này được xây dựng đình đài lầu các với xu thế đồ sộ. Dưới chân núi là một con suối xanh biếc. Lượng thuyền qua lại trên con suối đó hết sức tấp nập tô điểm thêm cho sự kiều diễm của Long Môn. Võ Tắc Thiên rất thích phong cảnh ở đây cho nên hàng năm đều tới đó để thư giãn. Sau hai ngày chuẩn bị, đám hoàng thân quốc thích, văn võ bá quan cùng với hoạn quan, cung nga, thị vệ cung đình hộ tống Võ Tắc Thiên tới Long Môn. Đồng thời còn điều thêm nhân mã của Kim Ngô Vệ Khâu Thần Tích tới Long Môn hộ giá, đảm nhiệm canh gác ở bên ngoài. Bên cạnh cây cầu Thiên Tân có một con thuyền chở được năm, sáu chục người đang neo đậu. Trên đầu thuyền có một người đàn ông mặc trang phục màu xanh, đội khăn trùm đầu đứng đó. Người đàn ông chừng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi đó không anh tuấn lắm chỉ hơi dễ nhìn mà thôi. Gương mặt của y cộng thêm nước da ngăm đen và bộ râu dưới cằm cũng hết sức bình thường. Tuy nhiên đôi mắt có thần lại cho thấy một sự khôn khéo, đồng thời khiến cho gương mặt của y cũng không tầm thường. Y hơi cười cười nhìn xe ngựa qua lại trên cầu, tuy nhiên nét mặt thì lại hết sức nghiêm túc. Con thuyền hơi rung nhẹ một cái rồi từ trong khoang thuyền có một người con gái bước ra đứng cạnh người đàn ông mặc áo xanh. Nàng lấy tay che nắng nhìn binh mã trang nghiêm trên đầu cầu mà cười nói: - Chúng ta thật sự tốt số. Vừa mới tới Lạc Dương đã được chứng kiến Thiên Hậu đi tuần. Khí thế thật sự khiến cho người ta sợ hãi. Người đàn ông mặc áo xanh chỉ mỉm cười cũng không trả lời. Người con gái bước ra từ khoang thuyền ăn mặc hết sức bình thường. Nhưng cái liếc mắt của nàng lại có một thứ ma lực làm cho đàn ông say mê. Bởi vì nàng thuộc loại nữ nhân trong miệng nữ nhân. Tất cả con gái đều gọi là nữ nhân nhưng đôi khi hai từ nữ nhân còn để hình dung một loại người hay gây tai họa. Còn nói dễ nghe một chút thì là báu vật. Những người như vậy đều xinh xắn, ngũ quan thanh thoát, trán cao. Đôi mắt to tròn. Đôi môi đỏ mọng. Sự phố hợp như vậy một khi nam nhân nhìn thấy lại có ấn tượng đặc biệt rất dễ làm cho người ta liên tưởng tới chuyện chăn gối. Ngũ quan không phải thanh tú nhưng sự phối hợp của chúng lại tạo ra một thứ mị lực không nói nên lời. Vóc dáng của nàng cũng hơi có phần đẫy đà chứ không hề thon thả. Tuy nhiên nó lại khiến cho người ta vừa thấy liền muốn ôm chặt lấy. Mỹ nữ có vóc dáng gây tai họa đó tên là Dương Tuyết Nhiêu. Nàng là người con gái của Thẩm Mộc. Mà Thẩm Mộc chính là người đàn ông mặc áo xanh kia. Cái mà họ nhìn thấy là phần đuôi của nghi thức. Đoàn người nhanh chóng đi qua. Thẩm Mộc đứng ở đầu thuyền híp mắt nhìn theo nghi trượng rồi đột nhiên hỏi: - Địch Nhân Kiệt đi tới đâu rồi? "Kẻ gây tai họa" giơ tay lên sửa lại mái tóc rồi nói: - Lão già đó còn du sơn ngoạn thủy ở đâu có lẽ còn chưa tới Lạc Dương. Thẩm Mộc nghe thấy vậy chỉ biết cười khổ: - Cái lão gia hỏa này! Lần này, lão không muốn cũng phải muốn. Lão nghĩ có thể trốn được bao lâu? Dương Tuyết Nhiêu nói: - Có thể trốn thêm được ngày nào thì thêm. Cái thành Lạc Dương này bây giờ khắp nơi toàn là cạm bẫy, không cẩn thận là dính vào. Cái lão tặc vô lương kia còn thông minh hơn cả quỷ. Trong đám quan trường lão được gọi là "cáo già". Gặp phải loại người chuyên môn đào hầm trộm mộ như ngươi làm sao mà lão không cẩn thận? Thẩm Mộc cười ha hả: - Nói cũng phải. Lão muốn thôi thì thôi đi. Dù sao thì sau này đã có Thiên Hậu triệu lão vào kinh, lão muốn trốn cũng không trốn được lâu nữa. Đi! Chúng ta vào thành chờ lão. Dương Tuyết Nhiêu buộc lại thắt lưng rồi theo gã đi vào trong khoang thuyền, đồng thời nói hết sức nũng nịu: - Chúng ta đi gặp cái vị Khương công tử bốn mùa áo trắng như tuyết à? Chúng ta nghỉ ngơi hai ngày được không. Huynh tiếp người ta đi ngắm phong cảnh Lạc Dương. Âm thanh của Thẩm Mộc từ trong khoang thuyền vọng ra: - Từ Trường An tới Lạc Dương, nàng ngắm cảnh chưa đủ hay sao? Dương Tuyết Nhiêu gắt lên: - Huynh đúng là một cái xác biết đi cứ như tám đời chưa thấy con gái bao giờ. Trên đường đi bị huynh ức hiếp như vậy thì người ta còn có thời gian mà ngắm cảnh nữa không? Có mà ngắm cái rắm. - Ha ha! Ngắm cái rắm. Hay! Nói rất hay. - A!...ta cắn chết huynh. Trong khoang thuyền vang lên tiếng cười đùa. Đám người hầu dường như đã quen với chuyện đó nên cũng chẳng để ý. ... Khâu Thần Tích thống lĩnh Kim Ngô vệ ngăn cản Long Môn. Hình bộ thượng thư Chu Hưng cùng với rất nhiều người của Hình Bộ và phủ Lạc Dương nhanh chóng tới Long Môn. Vào lúc này, rất nhiều người đang quét dọn Long Môn. Đám tăng nhân cũng bị đuổi ra khỏi đó. Binh lính của Kim Ngô vệ đóng tại Hương Sơn, đồng thời bố trí canh phòng hai bên bờ sông cùng với dịch khẩu. Khâu Thần Tích và Chu Hưng sóng vai đứng trước của chùa Hương Sơn. Cả hai người chẳng khác nào sát thần. Chỉ cần một người đứng ở đây đã không có ai dám tới gần. Hai người đứng chung một chỗ thì quỷ thần cũng phải lảng tránh, trong phạm vi mười trượng không có lấy một người. Trong triều bốn tên ác quan tác oai tác quái. Khâu Thần Tích và Chu Hưng đi theo con đường thẳng nên tạo thành một phía. Lai Tuấn Thần vốn là một tên tù nhưng dựa vào sự luồn cúi mà phát đạt. Tác Tác Nguyên Lễ là một gã người Hồ nghèo túng cũng đi theo con đường luồn cúi. Vài vậy mà hai người họ thành một phái. Sắp tới lúc Võ Tắc Thiên thay đổi triều đại cho nên mọi người đều thấy được chuyện Võ hậu xưng đế là không tránh khỏi. Tuy nhiên dù sao thì hiện nay tuổi tác của Võ Tắc Thiên đã cao, gần tới bảy mươi tuổi. Không một ai biết được lúc nào bà ta sẽ về Tây thiên. Nếu bà ta xưng đế thì Hoàng Thái tử sẽ trở thành viên quan có quyền tối cao trong cung. Nếu Võ hậu xưng đế, việc chọn người sẽ rất khó. Những vương triều khác thì để chọn cho vị trí Thái tử cũng chỉ có hai ba người. Nếu như vậy thường đám quan lại sẽ chọn lấy một hướng. Mà nay Võ hậu lấy thân phận Hoàng Thái hậu của vương triều họ Lý mà chiếm lấy giang sơn, lập mình thành đế, biến giang sơn của họ Lý thành của họ Võ nên cái chuyện Hoàng thái tử lại càng lớn. Võ hậu có bốn đứa con trai ruột thì hai người đã chết trong tay nàng. Còn hai người khác thì một là hoàng đế bù nhìn còn một thì bị giam lỏng ở Phòng châu. Nếu Võ hậu xưng đế có để cho con mình kế vị ngai vàng hay không cũng là điều khó nói. Chuyện như vậy còn chưa xảy ra nhưng trong cung phải chọn ai làm Hoàng Trữ? Sau khi Chu Hưng và Khâu Thần Tích bàn bạc liền lấy mục tiêu về phía Thái Bình công chúa. Kết quả Khâu Thần Tích liền thủ một chút. Còn hiện tại, hai người bọn họ phải tiếp tục tuyển chọn một vị "minh khuê" để giữ mãi sự phú quý. Chương 156: Ai có thể hóa rồng? Chư Hưng đứng im trên bậc đá trước cửa. Trán y hơi nhíu lại rất lâu không thấy mất. Nếu như không có những cơn gió xuân nhẹ nhàng làm lay động chòm râu và tay áo bào thì y quả thực chẳng khác gì một pho tượng điêu khắc. Rất lâu, y mới nhẹ nhàng lắc đầu rồi nói nhỏ: - Mỗ cân nhắc thì thấy chuyện Thiên Hậu truyền ngôi cho con cháu Lý thị là nhỏ nhất. Cho dù là con thân sinh của Thiên Hậu. Nếu truyền ngôi cho họ thì nhất định họ sẽ khôi phục lại quốc hiệu Đại Đường. Mà như vậy thì xưng đế còn có ý nghĩa gì nữa? Khâu Thần Tích gật đầu rồi nói: - Đúng vậy! Ta cũng có ý đó. Cho nên chúng ta mới chọn Thái Bình. Nếu Thái Bình đồng ý tranh đoạt thì ta thấy nàng là người có cơ hội trở thành Hoàng Thái Tử nhiều nhất. Chu Hưng lại nói: - Ừm! Trên đời này có người mà Thiên Hậu thực sự yêu thương cũng chỉ có Thái Bình. Mặc dù nàng cũng mang họ Lý nhưng nếu muốn kế thừa thiên hạ thì chỉ có lập nên một triều đại mới. Còn nếu khôi phục lại quốc hiệu Lý Đường thì chắc chắn không có thể một nữ hoàng đế như nàng. Vì vậy mà trong đám tôn thất Lý Đường cũng chỉ có Thái Bình là người tốt nhất. Khâu Thần Tích hơi chớp mắt rồi đột nhiên cảm thấy hứng thú: - Thiên Hậu đối với con mình muốn giết là giết. Chỉ có Thái Bình là được thiên vị. Người ta đồn rằng do tranh giành ngôi vị hoàng hậu mà bà ta bóp chết con gái thân sinh từ trong tã lót, giá họa cho Vương hoàng hậu. Cho dù thế nào thì Thiên Hậu cũng là đàn bà. Ngày đó bà ấy tự tay giết chết con gái của mình nên sủng ái Thái Bình cũng là vì áy này với vị tiểu công chúa kia nên muốn bù đắp cho Thái Bình. Chu Hưng nở nụ cười ảm đạm: - Đó chỉ là tin đồn . Một vị tiểu công chúa mới được mấy tháng chết non cũng không cần lễ long trọng. Nhau sau khi Thiên Hậu nắm quyền lại gia phong cho vị tiểu công chúa đã chết nhiều năm rồi đó đồng thời chôn cất long trọng. Quy cách đám tang hoàn toàn vượt qua tất cả các công chúa Đại Đường. Nhìn vào chuyện này thì có lẽ lời đồn có thể là sự thật. Có điều việc xác định thật hay giả cũng không quan trọng. Quan trọng là... Thiên Hậu thực sự thiên vị Thái Bình. Nếu không cũng không có những lời đồn đó... Khâu Thần Tích nói: - Thái Bình không có ý với ngôi vị Hoàng đế như vậy cái vị trí Thái tử kia chắc là lấy con cháu trong gia tộc họ Vũ. Chu Hưng từ từ lắc đầu, nói: - Sở dĩ ta không nói tới chuyện đó cũng là có nguyên nhân. Quan hệ của Thiên Hậu đối với họ Võ thật ra không tốt. Nói một cách chính xác là vô cùng ác liệt. Sau khi cầm quyền, lần đầu tiên xuống tay đó là sửa trị đối với họ Võ. Ngươi nghĩ lại xem, hai huynh trưởng cùng cha khác mẹ với Thiên Hậu là Võ Nguyên Sảng và Võ Nguyên Khánh lại còn có ba vị đường huynh là Võ Hoài Lượng, Võ Duy Lương và Võ Hoài Vận đều có kết quả như thế nào? Khâu Thần Tích nghĩ một lúc rồi nói: - Võ Nguyên Sảng, Võ Nguyên Khánh chết ở nơi lưu đầy. Nghe nói là do quá lo sợ, buồn bã mà chết. Ba vị đường huynh của Thiên Hậu thì có Võ Hoài Lượng chết sớm, Võ Duy Lương và Võ Hoài Vận đều bị Thiên Hậu xử tử. Tất cả con cháu nối dõi đều bị lưu đầy. Chu Hưng bật cười rồi nói: - Đúng vậy! Ngay cả họ cũng bị đổi lại thành họ Phúc. Mà cả vị đường huynh là Võ Hoài Lượng chết sớm cũng không buông tha. Thiên Hậu áp giải vợ con Thiện thị vào kinh, mỗi ngày tự mình dùng roi gai để quất khiến cho lòi cả xương rồi đau quá mà chết. Mối bất hòa với cả họ như vậy thì còn nói chuyện gì nữa? Khâu Thần Tích chớp mắt rồi nói: - Thiên Hậu tuyên bố tội danh của họ là bất kính đối với mẫu thân Dương thị của bà. Ha ha! Cái lý do này ta không tin lắm. Dương thị được gả cho phụ thân của Thiên Hậu khi đã bốn mươi tuổi. Lúc ấy phụ thân của Thiên Hậu được phong làm Quốc công, là một trong mười sáu người có công lớn trong việc khai quốc của Đại Đường, cũng là một trong tám vị tể tướng, chưởng quản cấm quân có quyền cao chức trọng như vậy thì ai mà không lấy được? Dương thị qua tuổi bốn mươi còn được gả cho Quốc công để làm chính thê chỉ đơn giản do bà ta là Dương thị ở Hoằng Nông có nhà cao cửa rộng. Thử hỏi với xuất thân như vậy, lại đường đường là vợ cả của Quốc công thì hai đứa con riêng làm sao dám bất kính với bà ta? Chưa nói ba người Võ Hoài Lượng chỉ là một chi của họ Võ càng không thể vô lễ với Quốc công phu nhân. Chu Hưng nói: - Đúng vậy! Vì bị "vô lễ" cho nên mới khiến cho Thiên Hậu canh cánh trong lòng. Mười bốn tuổi vào cung, bốn mươi năm sau nắm quyền lập tức giết chết mấy vị huynh trưởng, đồng thời lưu đày toàn bộ gia tộc họ Vũ? Mối thù này chỉ sợ không đơn giản như vậy. Chưa chắc đã phải là do Dương thị. Khâu Thần Tích lại nói: - Lúc mười bốn tuổi, Thiên Hậu vào cùng nghe nói còn là một thiếu nữ nhỏ tuổi xinh xắn nổi tiếng ở địa phương? Cả hai người liếc mắt nhìn nhau rồi dường như nghĩ ra một điều gì đó nhưng không ai nói ra. Ánh mắt cả hai chạm vào nhau một cái, Chu Hưng lập tức nói lảng: - Thiên Hậu trọng dụng người họ Võ bắt đầu từ khi có ý xưng đế. Tới lúc này, mới cho đổi từ họ Phúc thành họ Võ, triệu về kinh, xếp cho chức vụ quan trọng. Cho nên ta mới không dám khẳng định sau khi Thiên Hậu xưng đế có cần họ không. Khâu Thần Tích suy nghĩ một lúc rồi nói: - Theo ta thấy thì Thiên Hậu không có sự lựa chọn nào khác. Nếu chọn con cháu họ Lý thì Thiên Hậu cần gì phải xưng đế. Một khi Thiên Hậu xưng đế thì phải suy tính tới việc làm sao để cho kế thừa. Nếu Thiên Hậu xưng đế mà chấp nhận bỏ qua hận thù, bắt đầu sử dụng người họ Võ như vậy...là để kế thừa giang sơn của Thiên Hậu. Mà như vậy thì chỉ có thể chọn lấy trong đám con cháu của họ Võ một người làm Thái tử. Chu Hưng chắp tay thong thả bước qua bước lại trên bậc thềm rồi ngẩng đầu hỏi: - Vậy theo ý ngươi thì Thiên Hậu sẽ tuyển chọn người nào trong số con cháu để thừa kế ngôi hoàng đế? Khâu Thần Tích lên tiếng: - Võ Thừa Tự. Chư Hưng liền hỏi: - Lý do. Khâu Thần Tích nói: - Trong số con cháu họ Vũ Thì người có tương lai nhất là Võ Thừa tự và Võ Tam Tư. Nhưng theo tông pháp mà nói thì Võ Thừa Tự là dòng dõi của Chu quốc công, thừa kế phụ thân của Võ Hậu. Cho nên hắn là dòng chính của Võ Tam Tư thuộc chi mà thôi. Xét về huyết thống thì Võ Thừa Tự là người dòng dõi Võ Nguyên Sảng. Võ Tam Tư thuộc dòng dõi Võ Nguyên Khánh. Nguyên Sảng là huynh, tức là đích tôn. Nguyên Khánh đứng thứ hai. Căn cứ theo thứ tự này thì Võ Thừa Tự có hy vọng trở thành người kế vị nhất. Chu huynh nghĩ thế nào? Chu hưng bước đi thong thả một lúc rồi dừng lại, quay đầu nói với Khâu Thần Tích: - Thiên Hậu ngự ở chùa Hương Sơn. Đám hoàng thân quốc thích, bá quan văn võ thì ở các ngôi chùa, biệt uyển xung quanh. Còn Võ Thừa Tự thì ở chùa Phụng Tiên. Khâu Thần Tích mỉm cười nói: - Được! Chờ y tới rồi, ta sẽ tới bái phỏng. Hy vọng lần này sẽ không bị tro dính đầy mặt. Chu Hưng cười ha hả rồi nói: - Không đâu! Võ Thừa Tự không phải là Thái Bình. ... Xa giá của Võ Tắc Thiên tới Long Môn, đám văn võ bá quan tới trước chuẩn bị lập tức cùng nhau nghênh đón, đưa Thiên Hậu lên núi rồi mới tản ra. Khâu Thần Tích kiểm tra lại một lửa rồi sau đó tới chùa Hương Sơn bẩm báo với Vũ hậu. Khi ấy Thiên Hậu có phần mệt mỏi, y vội vàng cáo từ. Khâu Thần Tích ra khỏi chùa Hương Sơn liền tới thẳng Phụng Tiên tự. Người của phủ Võ Thừa Tự thấy Đại tướng quân Kim Ngô Vệ tới chơi liền vội vàng mời y vào trong thiện phòng sau đó dâng lên một ly sữa dê. Khâu Thần Tích ngồi ở chỗ của mình, nhấp một hớp sữa rồi hỏi: - Khâu mỗ mạo muội tới chơi. Trước đây chưa từng hẹn trước nên không biết Võ tướng có ở đây không? Lúc này, Võ Thừa Tự làm thượng thư bộ Lễ, cùng với Trung thư phủ là một trong số các tể tướng vì vậy mà Khâu Thần Tích mới gọi thế. Người của Võ phủ trả lời: - Thật không may. Thiên Hậu tuần du Long Môn, người họ Võ chúng ta rất đông nên a lang nhà ta cùng với Thượng Thư Tam Tư đại nhân đang đi gặp người họ Võ. Khâu Thần Tích à một tiếng, hơi có chút thất vọng. Nhưng nghĩ lại, y liền hỏi: - Không biết Võ tướng đã đi được bao lâu? Người nhà Võ phủ nói: - Ước chừng hơn nửa canh giờ. Khâu Thần Tích suy nghĩ một chút rồi nói: - Nếu vậy thì chắc Võ tướng cũng sắp quay về. Vậy mỗ xin ngồi đây chờ tướng gia một lát. Người nhà Võ phủ lên tiếng: - Vâng! Mời đại tướng quân ngồi. A lang nhà tiểu nhân về, tiểu nhân sẽ lập tức bẩm báo. Lúc này, trong thung lũng phía sau Phụng Tiên tự mọc đầy những cây tùng cây bách. Tại cửa hàng trong cánh rừng có đặt mấy cái bàn. Trên bàn bày biện sữa đặc, rượu gạo, hoa quả và các thức ăn điểm tâm. Tất cả người họ Võ có mặt ở kinh đều tập trung tại đây. Nhiều người như vậy tập trung tại đây nhìn như đang đi du xuân nhưng không khí lại hoàn toàn tĩnh lặng, không hề có tiếng ồn ào. Ngồi ở chỗ trong cùng đương nhiên là Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư. Nghiễm nhiên cả hai chính là những nhân vật quan trọng nhất của họ Võ. Võ Thừa Tự nói: - Chư vị! Vừa rồi ta nghĩ đã nói hết sức rõ ràng. Vinh hoa phú quý của gia tộc họ Võ chúng ta đều nhờ vào Thiên Hậu. Hiện giờ, chuyện Thiên Hậu lấy giang sơn Đại Đường đã là chuyện rất gần. Tiếp theo, người trong gia tộc chúng ta phải đồng lòng, dốc sức giúp cho Thiên Hậu đăng cơ. Võ Tam Tư lớn tiếng nói: - Một khi Thiên Hậu đăng cơ thì họ Võ chúng ta sẽ trở thành hoàng tộc vô cùng tôn quý. Vì vậy, bất cứ người nào họ Võ cũng phải dốc sức. Nếu ai do dự thì sẽ trở thành kẻ địch chung của cả dòng họ chúng ta. Thiên Hậu mãi không chịu đăng cơ đó là do còn có người trung thành với tôn thất Lý Đường. Những người đó hoặc có binh hoặc có quyền khiến cho Thiên Hậu phải e ngại. Hiện giờ, điều chúng ta cần phải làm đó là giết sạch tôn thất Lý đường, giết sạch đám đại thần trung thành với nhà Đường. Thay Thiên Hậu dọn hết những trở ngại. Võ Thừa Tự vuốt cằm nói: - Nghĩ tới thì hiện tại chỉ có Trạch vương Lý Thượng Kim, Tuân vương Lý Tố Tiết, Nam an vương Lý Dĩnh cùng với đám tôn thất nhà Đường. Chúng ta nhanh chóng tiêu diệt những kẻ đó và đám đại thần không chịu theo họ Võ chúng ta. Võ Tam Tư thấy y lớn tiếng, luôn ở trước mặt người trong họ và mình thể hiện như người đứng đầu thì trong lòng không vui, hừ lạnh: - Ngươi đừng có quên. Còn có hai đứa con trai của Lý Hiền. Bọn chúng không được phép sống. Chương 157: Luận bàn đoạt vị trí Thái tử. Lý Hiền chính là con trai thứ sáu của Đường Cao Tông, cũng là đứa con thứ hai mà Võ Tắc Thiên sinh ra. Sau khi bào huynh của Lý Hiền là Lý Hoằng chết, ông được lập làm Hoàng thái tử nhưng vì bị gán tội mưu nghịch nên bị phế thành thứ dân lưu đầy tới Ba châu. Sau đó, do Lý Hiền có danh hiền, được sự hy vọng của mọi người nên biến thành trở ngại lớn nhất cho việc xưng đế của Võ Tắc Thiên. Vì vậy mà bà ta lại phái Khâu Thần Tích tới Ba châu lệnh cho Lý Hiền tự sát. Sau Lý Thiền, Võ Tắc Thiên vu Khâu Thần Tích hiểu sai thánh ý giết oan Lý Hiền nên giáng chức y làm thứ sử, đồng thời khôi phục chức Thái tử cho Lý Hiền. Hai đứa con trai của Lý Hiền được trở lại Lạc Dương, trở thành vương tử. Đương nhiên hai người đó có tư cách kế thừa ngôi vị hoàng đế. Võ Thừa Tự nói: - Đúng vậy! Hai tên tiểu tử đó cũng không thể thay được. Thiên Hậu tuổi tác đã cao chẳng lẽ phải đợi thêm tám hay mười năm nữa mới xưng đế? Chúng ta phải nhanh chóng thay Thiên Hậu tiêu diệt toàn bộ trở ngại giúp Thiên Hậu thuận lợi đăng cơ. Võ Thúc Kỵ! Võ Thừa Tự nói xong thấy đường đệ của mình là Võ Thúc Kỵ liên tục nhìn xung quanh thì nhíu mày lên tiếng gọi. Võ Thúc Kỵ là con thứ ba của Võ Duy Lương. Sau khi Võ Tắc Thiên nắm quyền liền xử tử vị đường huynh Võ Duy Lương của mình, đồng thời bắt cả nhà phải đổi thành họ Phúc mà đày tới biên hoang. Vì vậy mà có một khoảng thời gian, Võ Thúc Kỵ tên là Phúc Thúc Kỵ. Sau đó khi quyền thế của Võ Tắc Thiên càng ngày càng lớn, trong đầu xuất hiện ý nghĩ xưng đế, cần phải nhanh chóng tạo dựng một lực lượng trung thành với mình. Vì vậy mà bà tay nhanh chóng triệu hồi người họ Võ về kinh thành, rồi trọng dụng. Phúc Thúc Kỵ hưởng ân được trở lại họ Võ đồng thời bước lên làm quan. Giai đoạn bị lưu đầy có sự ảnh hưởng khác nhau tới mỗi người. Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư được nắm quyền nên càng thêm hứng thú với quyền lực. Trước đây phải theo đuôi người khác còn bây giờ ngang ngược nên chỉ muốn lấy lại những gì đã mất. Võ Thúc Kỵ cùng với Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư lại có tính cách khác nhau. Từ nhỏ gã đã trầm tĩnh, tính cách yếu đuối không thích tranh đấu, cũng chẳng ham lợi cho lắm. Phụ thân của y bị mẹ của mình là Võ Tắc Thiên xử tử, y cũng không có năng lực và can đảm để báo thù cô mẫu. Thậm chí can đảm từ chối sự phong thưởng của Võ Tắc Thiên cũng không có. Nhưng tận trong đáy lòng y cũng không muốn nhận sự ban thưởng của kẻ thù giết cha. Cảm giác nhục nhã, thù nhận và bất lực đan xen khiến cho y càng thêm im lặng. Đối với dã tâm của người họ Võ, y luôn cảm thấy bất đắc dĩ. Nhưng y luôn nghĩ với một người đàn bà mà chiếm cả thiên hạ thì chắc chắn mọi người sẽ không ngồi yên. Thiên Hậu không xưng đế thì thôi nhưng nếu có ý đồ xưng đế thì sớm muộn gì người họ Võ cũng rước lấy họa. Cũng giống như hoàng hậu Lữ Lạc của Lưu Bang ngày đó. Vì vậy mà trong lúc người họ Võ đang chìm đắm trong sự say mê ảo tưởng về một cái hoàng tộc thì Võ Thúc Kỵ không hề cảm thấy hưng phấn, thậm chí còn bất na, chán nản. Nhưng vì y luôn yếu đuối cho nên không dám thể hiện suy nghĩ của mình. Võ Thừa Tự lên tiếng khiến cho Võ Thức Kỵ tỉnh táo, quay người lại cung kính nói: - Đường huynh. Võ Thừa Tự cố gắng kiềm chế cơn giận, gõ bàn nói: - Loại bỏ trở ngại để Thiên Hậu đăng cơ. Chuyện này từ từ ta sẽ nghĩ cách. Bây giờ chúng ta phải phô trương thanh thế, tổ chức cho mọi người ủng hộ Thiên Hậu lên ngôi. Chuyện này do ngươi phụ trách. Võ Thúc Kỵ nghe thấy vậy liền vặn người nói: - Đường huynh! Tiểu đệ tài kém chỉ sợ làm lỡ chuyện đại sự của cả họ... Võ Tam Tư trừng mắt nhìn y một cái rồi nói: - Thật sự để ngươi phụ trách toàn bộ, ta cũng không yên tâm đâu. Ngươi chỉ cần phụ trách đi theo Ngự Sử tìm kiếm vài người khéo ăn khéo nói, chuẩn bị phất cờ hò reo phô trương thanh thế của chúng ta. Còn việc tiếp theo thế nào cứ để ta. Võ Thúc Kỵ thở phảo nói: - Nếu vậy thì tiểu đệ xin cố gắn. Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư lại dặn dò cẩn thận những người trong gia tộc rồi mới giải tán. Trước mặt mọi người Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư có thể nói là hòa thận nhưng sau lưng mọi người thì cả hai không ai phục ai. Sau khi mọi người giải tán hết, cả hai người liền bỏ đi không nói với nhau một câu. Võ Thừa Tự trở lại Phụng Tiên tự thì người nhà lập tức bẩm báo: - A Lang! Đại tướng quân Khâu Thần Tích tới đây cầu kiến, đang chờ ở khách đường đã lâu. - A! Khâu Thần Tích? Võ Thừa Tự lập tức nói ngay: - Đi! Nói với Khâu tướng quân rằng mỗ đã về thay quần áo rồi sẽ tới gặp. Võ Thừa Tự vào phòng ngủ nhưng không vội thay quần áo mà ngồi xuống suy nghĩ cẩn thận. Quan hệ giữa y và Khâu Thần Tích cũng không tới nỗi tệ lắm nhưng cả hai thì một người là người thân của Thiên Hậu còn một người là tâm phúc. Hôm nay Khâu Thần Tích đột nhiên tới đây là có ý gì? Suy nghĩ một lúc nhưng không hiểu được, y đành phải đứng lên nói: - Người đâu! Thay quần áo. Hai đứa thị tỳ nghe thấy vậy liền chạy vào giúp y thay quan phục, rửa mặt mũi rồi lấy một tấm áo khoác mỏng cho y thay. Võ Thừa Tự sửa soạn xong liền đi tới phòng khách. Khâu Thần Tích thấy y xuất hiện liền vội vàng đứng dậy ôm quyền nói: - Khâu Thần Tích bái kiến Võ tướng. - Ha ha! Khâu tướng quân. Làm phiền để ngài đợi lâu. Hôm nay Võ mỗ gặp gỡ người trong tộc vừa mới về. Mời ngồi! Mời ngồi. Võ Thừa Tự mời Khâu Thần Tích ngồi xuống còn mình ngồi xuống vị trí trên, tươi cười nói: - Nghe nói lần này tướng quân dẫn binh vào Long môn bảo vệ Thiên Hậu. Đại quân vừa mới tới còn đang bận rộn nhưng không biết tướng quân tới đây là có chuyện gì muốn bàn với mỗ? Khâu Thần Tích mỉm cười nói: - Hôm nay Khâu mỗ tới đây đúng là có một chuyện quan trọng muốn bàn với Võ tướng. - A? Võ Thừa Tự liếc mắt nhìn y rồi nhẹ nhàng khoát tay cho mấy người phái sau ra ngoài. Võ Thừa Tự làm xong mới lên tiếng: - Mời tướng quân nói. Khâu Thần Tích đặt hay tay lên gối, nói hết sức nghiêm nghị: - Khâu mỗ là con nhà võ nên thích nói chuyện thẳng chứ không thích vòng vo. Võ Thừa Tự cười ha hả, nói: - Như vậy rất tốt. Mọi người cứ vòng vo mãi không hay. Võ mỗ thích người thẳng tích. Khâu tướng quân có chuyện xin cứ nói thẳng. Ra khỏi miệng ngài lọt vào tai ta không một ai biết. Khâu Thần Tích nói: - Nếu vậy Khâu mỗ xin nói thẳng. Võ tướng! Hiện giờ thiên hạ này mặc dù vẫn còn đang dưới cờ hiệu của nhà Đường nhưng ai cũng có thể thấy được chuyện thay đổi triều đại sẽ xảy ra. Võ Thừa Tự cả kinh, định mở miệng nói chuyện thì Khâu Thần Tích đã giơ tay, tiếp tục nói: - Khâu mỗ luôn trung thành và tận tâm với Thiên Hậu. Thiên Hậu cũng hiểu rõ thái độ của Khâu mỗ. Nên không có gì phải giấu. Võ Thừa Tự vuốt râu cười ha hả: - Nếu vậy thì Khâu tướng quân định nói gì? Khâu Thần Tích nói: - Từ xưa tới nay khi vua mới đăng cơ có một việc tất yếu phải làm đó là lập thái tử. Không biết Võ tướng thấy việc này thế nào? Một tia sáng lóe lên trong mắt Võ Thừa Tự. Y hơi nghiêng người về phía trước nói: - Không biết Khâu tướng quân có cái nhìn thế nào với chuyện này? Khâu Thần Tích trầm giọng nói: - Hoàng thái tử liên quan tới sơn hà xã tắc, muôn đời thái bình cho nên không thể coi thường. Một khi Thiên Hậu đăng cơ, Võ tướng không chỉ là Tể tướng trong triều mà còn là người đứng đầu trong Hoàng tộc. Cho dù là chức vụ hay thân phận trong dòng họ mà nói thì nếu chọn Hoàng thái tử, Võ tướng cũng nên suy tính mới được. Chẳng lẽ trong lòng Võ tướng không có một người nào thích hợp hay sao? Võ Thừa Tự khoát tay nói: - Ôi! Chuyện này Thiên Hậu hoàn toàn quyết định. Nếu ngài muốn hỏi ta thì... Ha ha! Theo ta thấy Thiên Hậu có hai người con trai hiện giờ là hoàng đế bệ hạ và Lư Lăng vương. Nếu nói tới hoàng tử thì có lẽ là một trong hai nơi này. Khâu Thần Tích nghiêm giọng nói: - Nếu Thiên Hậu lấy triều đại nhà Đường thì lại lấy dòng dõi của họ ra làm thái tử hay sao? Mặc dù cả hai là con của Thiên Hậu nhưng cũng là con của hoàng đế Cao Tông. Bọn họ mang họ Lý chứ không phải họ Võ. Từ xưa tới nay, có vị đế vương nào truyền giang sơn xã tắc cho người khác họ không? Võ Thừa Tự nói đầy xảo quyệt: - Vậy Khâu Tướng quân thấy thế nào? Khâu Thần Tích biết Võ Thừa Tự còn chưa hiểu ý mình tới đây nên chưa dám thể hiện thái độ. Vì vậy mà y nói thẳng: - Khâu mỗ thấy khi Thiên Hậu đăng cơ chắc chắn sẽ chọn Thái tử là họ Võ. Mà trong số mọi người xét về tài cán, tông chi hay huyết thống thì nếu nói ngài đứng thứ hai, không ai dám nói mình là thứ nhất. Cho nên nếu chọn Võ tướng là Thái tử mới hợp với lòng trời, ý dân. Chương 158: Kẻ trộm "hái hoa" Võ Thừa Tự "giật mình" vội vàng xua tay nói: - Khâu tướng quân nói sai rồi. Võ mỗ vô đức vô năng sao dám mơ tới vị trí thái tử? Những lời như vậy đừng nói nữa. Khâu Thần Tích thấy y còn cố tình làm ra vẻ thì tỏ vẻ thất vọng, từ từ đứng dậy nói: - Ài! Nếu Võ tướng có tâm thì ngôi vị Thái tử chắc chắn không thoát khỏi tay Võ tướng. Nếu Võ tướng không có ý làm Thái tử vậy cứ coi như Khâu mỗ chưa từng nói, cũng chưa tới đây. Khâu mỗ không quấy rầy Võ tướng nữa. Cáo từ. - Khâu tướng quân! Khoan đã. Võ Thừa Tự thấy vậy liền vội vàng chạy tới giữ y lại mà cười ha hả: - Khâu tướng quân! Ngồi xuống, ngồi xuống.. Cái này... Hoàng thái tử sao? Ha hả! Không phải Võ mỗ coi thường mình nhưng đúng là không yên tâm. Xã tắc ai dám nói trước? Có điều một khi họ Võ trở thành hoàng thất thì trong số con cháu Võ mỗ là trưởng sẽ hết sức vì giang sơn của Thiên hậu vì giang sơn họ Võ mà nguyện nhận lấy gánh nặng. Võ Thừa Tự nói tới đây liền liếc mắt nhìn khâu Thần Tích: - Thừa Tự mặc dù không dám nói có tài cao nhưng có thể trọng dụng nhân tài, nghe lời can gián, chia sẻ bớt gánh nặng cho Thiên hậu. Khâu tướng quân có nguyện giúp Thừa Tự một tay không? Khâu Thần Tích cười nói: - Nếu không vì chuyện này hôm nay Khâu mỗ tới đây làm gì? Võ tướng đã có tâm, Khâu mỗ sẽ dốc hết khả năng để phò tá Võ tướng. - Ha ha ha! Khâu tướng quân đúng là người nhanh nhẹn. Người đâu! Bày rượu, thiết yến. Mỗ muốn uống một ly với Khâu tướng quân. Trong bữa tiệc, cả hai người đều vui vẻ, bá vai bá cổ làm cho mối quan hệ đôi bên càng thêm mật thiết. Trong lúc ngà ngà, Khâu Thần Tích cũng nói ra quyết định của mình: - Tân triều mới dựng chỉ sợ Thiên Hậu sẽ lập Lý Đán hoặc Lý Hiển làm Thái tử. Một nữ tử mà đăng cơ vốn chưa có tiền lệ trước đây nên trước tiên lập họ Lý làm thái tử để yên ổn lòng người trong thiên hạ mà tiếp quản quyền lực. Võ Thừa Tự rót cho y một ly rồi vuốt cằm nói: - Thần Tích nói rất có lý. Thừa Tự cũng nghĩ vậy. Một khi Thiên Hậu đăng cơ nhất định sẽ lập Lý Đán hoặc Lý Hiển làm thái tử. Có điều nếu quá thuận lợi sẽ khiến cho thiên hạ gợn sóng mà không đạt được mục đích. Chờ sau khi Thiên Hậu thâu tóm toàn bộ thiên hạ trong tay. Ha ha... Khâu Thần Tích cũng nói: - Nếu vậy Võ tướng được ngôi Thái tử cùng nhau trong tối ngoài sáng hỗ trợ lẫn nhau có thể đảm bảo tuyệt đối. Nhưng chỉ sợ đám quan lại vẫn trung thành với nhà Đường... Võ Thừa Tự ngầm hiểu liền hỏi: - Chuyện này mỗ cũng hiểu. Ha ha! Có đầy người trong họ của ta cũng muốn làm Thái tử! Thần Tích! Ngươi nói xem hỗ trợ ngầm là sao? Khâu Thần Tích nói: - Sáng chính là tận tâm làm việc giúp đỡ triều chính. Dù sao thì Thiên Hậu cũng đã lớn tuổi có rất nhiều chuyện cần phải có sự giúp đỡ của Võ tướng. Thiên hậu thích người có tài. Võ tướng chỉ cần thể hiện năng lực của mình thì sợ gì không lọt vào mắt của Thiên hậu? Võ Thừa Tự gật đầu liên tục nói: - Điều này tất nhiên. Vậy còn tối thì sao? Khâu Thần Tích nói: - Tối sao... Ha ha! Một cái ly có ba cái chân. Một hảo hán có ba người giúp. Võ tướng cố gắng kết giao với nhiều trọng thần trong triều đình gây dụng lực lượng thân tín. Chỉ có một mình Thiên Hậu yêu mến là chưa đủ, còn phải nắm đủ lực lượng khiến cho người ta e ngại thì mới giữ chắc được cái ngai vàng này. Võ Thừa Tự hiểu ý cười nói: - Đúng vậy! Thần Tích nói rất có lý. Vậy âm dương giao nhau là chỉ cái gì? Khâu Thần Tích nói: - Âm chính là tiêu diệt hoàn toàn thế lực nhà Đường. Hiện giờ trong số hoàng thất vẫn còn một số kẻ chưa bị tiêu diệt nhất là Lý Đán, Lý Hiển. Cho dù Thiên Hậu có chọn ai trong số họ làm Thái tử thì tương lai, người có thể lôi họ xuống đều có hy vọng chiếm được vị trí đó. Điều này không cần ta nói chắc Võ tướng cũng hiểu. Võ Thừa Tự gật đầu, cắn răng nói: - Ta hiểu! Có thể lôi vị trí Thái tử xuống thì đủ chứng minh vị trí của y trong suy nghĩ của Thiên Hậu và thế lực trong triều. Nếu y chỉ có bảy phần thì chỉ cần hoàn thành chuyện này chắc chắn thé lực và danh vọng cũng đủ mười phần. Ừm... Vậy dương là gì? Khâu Thần Tích mỉm cười nói: - Dương chính là đám cưới. Võ Thừa Tự kinh ngạc thốt lên: - Từ sau khi vợ ta bị bệnh chết nên vị trí chính thất vẫn còn để đó. Có điều...đám hỏi với ai đây? Khâu Thần Tích nói: - Tất nhiên là cưới công chúa của nhà Đường. Võ tướng tiêu diệt tôn thất nhà Đường là loại bỏ sự ngu hiểm tiềm ẩn. Nhưng nhà Đường thống trị mấy chục năm, dâm tâm dâm y và văn võ bá quan chắc chắn sẽ có lòng trung. Nếu ngài có thể kết hôn với một vị công chúa thật chí ảnh hưởng tới đại Đường thì có thể nhận được sự ủng hộ của họ, thậm chí cũng có được sự tin tưởng của Thiên hậu. Võ Thừa Tự nhướng mày, chậm rãi nói: - Vậy vị công chúa đó là ai? Khâu Thần Tích gắn từng tiếng một: - Tất nhiên là...Thái...Bình...công...chúa! Tiết xuân dìu dịu giống như một thiếu nữ đang nở nụ cười tươi tắn. . Một con sông hiền hòa chảy qua trước một cái hang đá tô điểm chẳng khác nào cái hang đó là một pho tượng Phật đang ngồi còn dòng sông là một cái đài sen. Khắp ngọn núi phủ kín một màu xanh đầy sức sống chẳng khác nào một dòng suối nông nhưng người ta có căng mắt cũng không thể nhìn rõ nó. Dương Phàm bước đi thong thả trong khu rừng trên núi. Hắn rất thích cái bầu không khí ở đây. Nó thật sự thoải mái, tao nhã và tự nhiên. Trên lớp thải xốp rải đầy lá cây mọc lên rất nhiều loài hoa dại không biết tên. Dương Phàm chợt nhìn thấy một thứ cảm thấy quen quen. Nhìn kỹ thì thấy ở bên dưới đống cành khô mọc lên rất nhiều nấm và rau dại. Nấm tai mèo, cỏ ngũ phương, rau dại... Dương Phàm vui vẻ ngồi xuống ngắt lấy một ít. Lúc đầu, hắn còn thấy ít nhưng sau khi bắt đầu hái, chỉ một lúc đã đựng đầy vạt áo. Dương Phàm hết sức vui vẻ. Hắn định mang số rau dại đó về luộc lên ngồi nhấm nháp hương vị của nó. Nghĩ tới đó, Dương Phàm chợt nhớ tới tỷ tỷ của mình... Bất chợt, có những âm thanh loạt xoạt vọng tới. Dương Phàm nhanh tay gạt nước mắt nhìn kỹ thì thấy có một con sóc đang cầm một quả thông. Nó có cái đuôi rất dài đang đứng dưới một gốc cây gần đó nhìn hắn. Dương Phàm bị con sóc làm cho cảm giác thương tâm biến mất. Hắn quay sang kêu hai tiếng khiến cho con sóc hoảng sợ vất quả thông đó mà nhảy lên cây. Dương Phàm nhìn nó đáng yêu như vậy cũng phải phì cười. Đúng lúc này, hắn lại nghe thấy âm thanh loạt soạt. Lần này đúng là tiếng bước chân. Dương Phàm cảnh giác quay đầu lại nhìn nơi ở ẩn của mình thì thấy thấp thoáng có một vạt áo trắng xuất hiện. Trong khe núi, tiểu Man ngồi xổm trong bụi cỏ hăng say đào rau dại. Mặc dù trước đây là một kẻ ăn xin nhưng nàng cũng không biết nhiều loại rau dại. Bởi vì khi đó nàng còn quá nhỏ. Chỉ khi nào không có đủ ăn mẫu thân mới đi hái rau dại. Mà lúc đó, nàng chỉ biết đi đuổi bướm bắt sâu. Mãi cho tới khi mẫu thân qua đời, nàng và a huynh sống nương tựa với nhau nên mới biết một vài thứ rau dại. Những cái gì a huynh nói, nàng đều nhớ rõ. Nàng còn nhớ a huynh có nói lấy chấm rau dại với trứng gà dầm tương rất ngon. Khi đó gương mặt gày guộc của a huynh vô cùng hạnh phúc. Đáng tiếc lúc đó hai huynh muội không có cơ hội thưởng thức những bữa tiệc xa xỉ. Mãi cho tới khi nàng rời xa a huynh theo Bùi đại nương tới Lạc Dương mới có cơ hội được ăn thứ mà mình đã nghe. Qua bao nhiêu năm, nàng vô cùng yêu cái hương vị đó. Có điều những lúc nàng muốn ăn chỉ có thể tới quán hoặc vào phố mua ít rau dại về tự nấu. Còn hôm nay theo Vũ Hậu tới Long môn nàng mới phát hiện ra ngọn núi này có rất nhiều rau dại. Trong đó có nhiều loại mà nàng có thể nhận biết. Vừa hái từng ngọn rau dại vừa nhớ tới cảnh tượng ở bên a huynh, trong lòng nàng cảm thấy hết sức ấm áp. - Đó là Thượng Quan đãi chiếu. Dương Phàm ngồi xổm trong bụi cỏ nhìn bóng người đi tới thì thấy đó đúng là Thượng Quan Uyển Nhi. Hơn nữa, bên cạnh nàng không ngờ lại không có lấy một ai. Dương Phàm thấy vậy thì thầm nghĩ: - Cơ hội! Cơ hội ngàn năm một thưở! Có nên ra tay không? ... Không một ai biết được Thượng Quan Uyển Nhi có cảm giác thế nào khi đi giữa thiên nhiên đầy cây cối. Từ nhỏ, Thượng Quan Uyển Nhi đã được đưa vào trong cung làm nô tỳ. Năm đó, khi nàng còn là một đứa bé, mỗi ngày mẫu thân phải giặt một đống quần áo cao như núi. Trong cung mỗi người đều có việc cần phải làm. Mỗi khi mọi người bận rộn, nàng liền vụng trộm ngâm nga thi văn chạy đi chơi với cỏ cây, côn trùng. Tình cảm của nàng đối với thiên nhiên rất sâu. Mỗi khi nhìn ấy chúng, nàng có cảm giác hết sức thoải mái. Khi được rong chơi trong rừng, nàng không cần phải cẩn thận như khi đi sau Vũ Hậu, không cần phải chú ý nét mặt của bà. Cũng không cần phải tỏ ra đoan trang nhã nhặn, nghĩ từng chữ một để nói. Ở nơi đây, nàng hoàn toàn tự do. Nàng muốn chạy thì chạy muốn hát thì hát. Sự tự do ở nơi này khiến cho nàng có một thứ cảm giác say mê. Vũ hậu lớn tuổi đi xe nên mệt. Mỗi năm khi tới Long môn đều phải nghỉ ngơi một thời gian. Trong khoảng thời gian đó chính là lúc mà Thượng Quan Uyển Nhi nhẹ nhàng nhất. Nàng luôn tận dụng nó để đi dạo một mình trong cảnh thiên nhiên vất bỏ tấm mặt nạ vẫn phải mang để trở về với chính mình. Năm nay nàng đã hai mươi lăm tuổi. Cái cảm giác đầy áp lực luôn phải chịu khiến cho nàng càng thêm say đắm những lúc một mình giữa thiên nhiên. Thượng Quan Uyển Nhi hít một hơi thật sâu, đứng lại nhìn xuống dòng sông dưới chân núi mà cảm xúc dâng trào, thốt lên mấy vần thơ: "Mưa xuống rửa nhân gian. Xanh biếc cả đại ngàn. Nước xuân trong vô hạn. Vun suối cất tiếng ca. Khắp đất trời bao la. Có ai đã trải qua." Câu thơ "có ai đã trải qua" vừa mới thoát ra khỏi miệng thì Thượng Quan Uyển Nhi thì bên tai đột nhiên vang lên một tiếng động. Nàng vừa mới nghiêng đầu thì một bóng người giống như con báo từ trong rừng vọt ra, lao thẳng về phía nàng. Người đó mặc trang phục cấm quân, trên mặt quấn khăn kín mít chỉ để hở một đôi mắt. Thượng Quan Uyển Nhi hoảng hốt. Nhưng nàng còn chưa kịp hô lên thì đã bị người đó xô ngã rồi đè chặt nàng trên mặt đất. Cũng may trên mặt đất là một lớp lá cây dầy nên nàng mới không bị thương. Thượng Quan Uyển Nhi đang định hét thì một cái bàn tay to đã bịt kín miệng nàng, che kín cả nửa khuôn mặt chỉ còn lại đôi mắt hoảng sợ. - Nếu ngươi không muốn chết thì đừng có kêu. Người đàn ông trung niên cất tiếng quát khàn khàn. Thượng Quan Uyển Nhi nhanh chóng trừng mắt nhìn y làm như hiểu được ý của đối phương, đồng thời thể hiện một sự phục tùng. Người đó vừa mới nhấc tay lên một chút, Thượng Quan Uyển Nhi lập tức thở hổn hển. Người đàn ông đó lại cất giọng khàn khàn: - Ngươi không phải sợ. Ta sẽ không giết ngươi. Thượng Quan Uyển Nhi lấy lại sự bình tĩnh, tức giận nói: - Ngươi thật to gan. Ngươi có biết ta là ai hay không? Người đàn ông lại nói tiếp: - Tất nhiên là biết. Ngươi là Thượng Quan đãi chiếu. Ta tìm chính là ngươi. Thượng Quan cô nương. Tại hạ có một việc nếu không có Thượng Quan đãi chiếu thì khó làm được. Chỉ cần ngươi ngoan ngoãn nghe lời, tới khi tại hạ đạt được mục đích thì sẽ thả ngươi mà không nuốt lời. Thượng Quan Uyển Nhi mở to mắt nhìn y rồi từ từ nét mặt có một chút gì đó khác lạ. Ngay lập tức, gương mặt nàng ửng hồng đồng thời lên tiếng trong sự xấu hổ: - Ngươi...ngươi... Dương Phàm! Không ngờ ngươi... Cái tên hỗn đản này! Ngươi định làm cái gì? - A? Dương Phàm hoảng sợ vội vàng hỏi: - Sao ngươi biết là ta? Vừa mới dứt lời, hắn đã biết là nguy rồi bởi khi nói câu đó, hắn không thay đổi âm thanh. Thượng Quan Uyển Nhi vừa thẹn vừa giận nói: - Tại sao mà ta không nhận ra ngươi. Cái ánh mắt của ngươi làm sao mà giấu được ta? Ngươi...ngươi...ngươi thật sự ăn gan hùm mật gấu rồi đúng không? Mặc dù vẫn còn khăn che mặt nhưng Dương Phàm vẫn trợn tròn mắt vì không ngờ Thượng Quan Uyển Nhi có thể nhận ra mình. Thượng Quan Uyển Nhi thấy hắn như vậy thì trống ngực đập thình thịch:"cái tên tiểu tử thối này. Không ngờ nhân lúc ta đi dạo một mình lại dám bịt mặt..." Nghĩ tới mấy lời hắn vừa mới nói:"ta sẽ không giết ngươi." Rồi"tại hạ có một chuyện vẫn đau đáu trong lòng." Rồi lại" không có Thượng Quan đãi chiếu thì không thể xóa được. Chỉ cần ngươi ngoan ngoãn nghe lời, tại hạ đạt được mục đích sẽ để cho ngươi đi..." Hắn muốn làm gì còn phải hỏi sao? Mặc dù về mặt tình cảm đối với Thượng Quan Uyển Nhi chẳng khác nào một tờ giấy trắng, không biết một chút gì về chuyện nam nữ. Nhưng nàng cũng có thể cảm nhận được mục đích của Dương Phàm khiến cho thân thể nóng bừng, trong đầu hết sức xấu hổ, buồn bã và oán hận. Một vài chuyện nàng không hiểu thì bây giờ hoàn toàn nghĩ thông. Chẳng trách hắn theo đuổi mấy ngày thấy thái độ của mình lạnh lùng liền không có động tĩnh gì nữa. Hóa ra hắn đã có ý định xấu xa như vậy. Dương Phàm cũng không biết Thượng Quan Uyển Nhi hiểu sai. Thấy nàng đoán ra thận phận của mình thì ngây người không biết phải làm thế nào. Vốn hắn định nhân cơ hội này để hỏi vị trí của Miêu Thần Khách. Cấm quân thị về xung quanh Long môn có tới ba, năm vạn, làm sao mà nàng có thể điều tra ra được. Nhưng hiện tại... Dương Phàm cảm thấy hết sức bối rối. Thượng Quan Uyển Nhi bị hắn đè lên người, cảm nhận sức nặng thân thể người đàn ông cùng với mùi của cơ thể khiến cho nàng ngây ngất, càng lúc càng xấu hổ. Một thứ cảm giác nóng bức chạy hừng hực trong cơ thể khiến cho nàng vừa sợ hãi vừa khó chịu. Thượng Quan Uyển Nhi đỏ mặt quát nhỏ: - Cái tên khốn này! Còn không buông ta ra. Ngươi...ngươi định làm cái gì? - A? Tới lúc này, Dương Phàm mới bừng tỉnh. Mới vừa rồi khi hắn lao tới khống chế Thượng Quan Uyển Nhi thì một tay bịt miệng nàng còn một tay đặt lên bả vai. Nhưng khi bị nàng nhận ra, hắn đưa tay tháo khăn che mặt, khi đặt xuống liền thuận tay đặt lên ngực nàng. Có điều do hắn còn đang ngơ ngác không biết làm như thế nào nên chưa nhận ra. Lúc này nghe tiếng Thượng Quan Uyển Nhi quát, Dương Phàm mới tỉnh lại thì cảm thấy bàn tay đang đặt lên một cái gì đó hết sức mềm mại co giãn. Ngay lập tức một làn hơn nóng chạy từ tay nhanh chóng lan lên mặt hắn. Thượng Quan Uyển Nhi thấy hai má của hắn đỏ ửng lập tức muốn giẫy dụa nhưng do Dương Phàm đè chặt lên người, bụng sát bụng. Mới hơi cử động một thứ cảm giác khác thường khiến cho nàng cảm thấy như hết cả sức lực. Thượng Quan Uyển Nhi vừa xấu hổ vừa nói: - Ngươi...vẫn không chịu đứng lên? - Đứng lên? Trong lúc Dương Phàm không biết nên làm thế nào thì bất chợt một âm thanh trong trẻo của thiếu nữ chợt vang lên: - Tặc tử! To gan.