Tả Thiếu Dương gian nan ngồi xuống, không ngờ xạ hương ở triều Đường có giá rẻ mạt thế này, chả trách cô nương ấy chỉ lấy đúng chín đồng không hơn.
Thoáng nghĩ một chút là Tả Thiếu Dương hiểu ngay được mình nhầm lẫn ở đâu rồi, thời này người thưa, rừng nhiều, đương nhiên không lo vấn đề bảo tồn động vật hoang dã, nhân loại tác động tới tự nhiên rất ít, cô nương lấy củi kia cũng bắt được xạ, chứng tỏ nó là động vật thường thấy, có lẽ chẳng khác gì chồn thỏ, cho nên giá cả lại chênh lệch tới mức này.
Bởi vì Tả Thiếu Dương không biết rằng, ngoại trừ những loại động vật hoang dã nhiều ra, đầu thời Đường, vật tư sinh hoạt cực kỳ thiếu thốn, trừ giá gạo ra thì cái gì cũng rẻ mạt, xạ hương bán được 10 đồng là cao rồi.
Kết quả chênh lệnh quá lớn so với tưởng tượng, Tả Thiếu Dương chẳng còn hứng thú nào nữa, nhớ lại khi đó mình còn tưởng chiếm lợi của cô nương ấy, té ra người ta bán với đúng giá, chắc là đã vào thành bán rồi, cho nên mới bán giá đó cho mình, không biết lúc đó người ta có nghĩ mình là thằng ngốc không, hay là nghĩ mình có ý đồ khác?
Có ví dụ này chứng thực, liền biết vị Nhị chưởng quầy kia không lừa mình, tâm tình Tả Thiếu Dương càng thêm sa sút, không bán được xạ hương trả tiền nợ hộ cha mẹ, kiếm đâu ra tiền bây giờ?
Tâm tình như vậy nên Tả Thiếu Dương chẳng để ý mình vừa làm chuyện hết sức mất mặt nữa, lấy xạ hương cho vào lòng, xoay người rời Huệ Dân Đường. Ra tới cửa gió lạnh thổi qua, rùng mình một cái, lòng tỉnh táo hơn, nhưng vẫn không có chút chủ ý nào.
Tả Thiếu Dương thấy mình kiêu ngạo một cách ngây thơ rồi, khi theo Hồi Hương ra ngoài thành, xác nhận lần nữa thực tế mình đối diện, quyết định vùi sâu chôn chặt chuyện cũ, chấp nhận hiện thực, thử tiếp nhận cuộc sống này, y thậm chí còn sinh ra chút hưng phấn. Thầm nghĩ bằng vào tri thức vượt bậc mình nắm giữ, có thể sống nhàn nhã ở thời lạc hậu này, thậm chí còn có kiêu ngạo nho nhỏ, không ngờ mới đánh trận đầu đã thua, còn thua thảm, thua bẽ mặt. Giờ mới hiểu ra, dù thời đại nào, kiếm tiền không phải dễ.
Đương nhiên bản tính kiên cường, Tả Thiếu Dương không phải vì một thân bại mà buông bỏ, y tính bước tiếp theo làm sao?
Mình có cái gì hơn được người triều Đường chứ, từ nhỏ tới lớn chỉ biết học và học, biết nhiều nhưng chỉ là trên sách vở thôi, làm xi măng, thủy tinh, thuốc nổ, súng ống, y đều không làm được, chỉ có mỗi một sở trường, đó là một bụng kiến thức Trung y.
Phải rồi, cho dù người xưa tuy am hiểu Trung y, nhưng mình hơn họ cả nghìn năm kinh nghiệm bao nhiêu danh y các đời tích lũy được, đặc biệt lại còn có kiến thức tây y hiện đại để biện chứng, tuyệt đối có kiến thức y học hơn bất kỳ vị thần y nào thời này! Dựa vào nó, hẳn cũng sống được, không những thế còn sống đoàng hoàng thể diện, cứ nhìn Huệ Dân Đường giàu có xa hoa thế nào thì biết cái nghề này tuyệt đối là có tương lai.
Suy nghĩ này làm Tả Thiếu Dương tràn trề hi vọng, nhưng nghĩ tới cảnh hẩm hiu của Quý Chi Đường lại thấy tương lai mù mịt, chẳng lẽ chạy ra đường lôi kéo người ta vào khám bệnh, nói mình rất giỏi, có thể chữa được rất nhiều bệnh mà người khác không chữa được, người ta không tóm vào nha môn mới là lạ.
Đang ngơ ngơ ngác ngác đứng ở cửa suy nghĩ lung tung, lúc thì vui lúc thì buồn, đột nhiên bị tiếng bước chân gấp gáp làm sực tỉnh, chỉ thấy đằng xa có một đám người dùng ván cửa khiêng một phụ nhân, bụng nhô cao, giọng yếu ớt rên siết đau đớn, hán tử bên cạnh không ngừng an ủi:" Lão bà, cố lên, sắp tới Huệ Dân Đường rồi."
Tả Thiếu Dương vội nhảy sang một bên nhường đường, lão giả đi đầu vẫy tay loạn lên:" Nhường đường, phiền mọi người nhường đường cho! Lang trung, Nghê lang trung! Cứu mang, mau cứu nhi tức phụ của lão."
Đám người đó khiêng người vào đại sảnh, Tả Thiếu Dương nhờ ánh đèn lồng nhìn sàn đá, từng giọt máu lưu lại trên đó, lòng trầm xuống, sản phụ này lành ít dữ nhiều mất rồi.
Mấy hỏa kế của Huệ Dân Đường xúm cả lại tới đón lấy càng của phụ nhân khiêng vào sương phòng bên cạnh, một vị lão giả tóc bạc lơ phơ ở phía khác bước nhanh theo, có vẻ là Nghê lang trung rồi.
Tả Thiếu Dương cũng lo lắng đi theo sau, nhưng người chờ khám bệnh trong phòng nhớn nhác nhìn về phía cửa phòng đóng chặt, không có động tĩnh nào trong đó từ tiếng hô hoán cổ vũ của hán tử kia, mấy phụ nhân cao tuổi ghé tai bàn luận với nhau.
" Hình như là khó đẻ."
" Hẳn là thế, bà nhìn máu dưới sàn, băng huyết rồi."
" Vậy còn mạng nữa sao, chậc, còn trẻ như thế mà, tiếc quá."
" Đứng nói như thế, y thuật Nghê lang trung cao lắm, nói không chừng cứu được tính mạng người ta."
" Nói thì nói thế, nhưng người chết chắc thì sao cứu nổi, đâu phải là thần tiên ..."
Bên trong hỗn loạn, chẳng ai quản tới Tả Thiếu Dương, y liền tới bên cửa sổ, muốn nghe xem lang trung bên trong nghị luận chẩn đoán thế nào, nhưng bên ngoài phụ nhân kia mồm năm miệng mười bàn tán, không nghe rõ được, liền đặt ngón chỏ lên môi, suỵt nhỏ:" Các vị, bên trong đang cứu người, đừng quấy nhiễu."
Hỏa kế cũng chắp tay nói:" Đúng vậy, các vị lão thiếu gia, các vị đại nương đại thẩm, mọi người đừng nói chuyện nữa, đa tạ."
Thoáng cái trong phòng tĩnh hẳn xuống, Huệ Dân Đường có mấy lang trung tọa đường, vừa yên tĩnh lại tiếp tục công việc thì giọng già nua trong phòng truyền ra:" Ôi, tới muộn quá, thai chết trong bụng rồi."
" Con tôi ... !"
Tiếng khóc vang vọng khắp đại sảnh.
Giọng già nua kia quát:" Đừng khóc, lão hủ đang nghĩ cách lấy cái thai ra đây, nếu không là hai mạng người đấy."
Tiếng khóc càng lớn hơn, cầu khẩn lang trung mau cứu người.
Một lát sau lão giả đi ra, tới bên bàn cầm bút kê đơn, giao cho hỏa kế bốc thuốc, sắc ngay lập tức. Còn tiếng rên của phụ nhân trong phòng càng lúc càng yếu ớt.
Tả Thiếu Dương biết, nếu thai chết trong bụng thì phải mau chóng làm sinh ra, nếu không khiến cho trong huyết quản ngưng huyết, cuối cùng là nguy tới tính mạng sản phụ! Không khỏi lo lắng thay họ.
(*) Tọa đường lang trung nói tới lang trung ngồi ở đại sảnh khám bệnh.