" Điều này gọi là ra mồ hôi không ngại sớm." Tả Thiếu Dương mỉm cười:" Bị cảm lạnh là phải ra mồ hôi càng sớm càng tốt, phong hàn nhập thân, phải đuổi nó ra ngay, không để nó làm tổn thương lục phủ ngũ tạng, nếu không bệnh nhỏ chuyển biến thành bệnh lớn thì phiền, nên phải dùng thế sét đánh không kịp bưng tai bóp chết nó ở ngoài da, không cho nó vào sâu trong cơ thể ủ thành đại họa."
" Thế hả?"
" Đúng vậy, không chỉ Quế chi thang phải uống như thế, mà tất cả thuốc giải cảm, ví như Ma hoàng thang, cát căn thang, đều phải trong vòng nửa ngày dùng liền ba lần. Thế chưa đủ, lại phải dựa theo đơn đó mà uống tiếp, hơn nữa vẫn cách đó, đồng thời rút bớt thời gian, quá nửa canh giờ một lần, dùng thuốc xong uống cháo. Tới khi ra mồ hôi mới thôi, mồ hôi ra rồi thì không cần uống nữa."
Nghe Tả Thiếu Dương dùng cách hình dung đơn giản như vậy giải thích, người trung niên bừng tỉnh, giơ ngón tay cái lên:" Tiểu ca nói rất dễ hiểu, ái dà, ta sống nửa đời người, xem bệnh bốc thuốc vô số lần, có lần trúng bệnh có lần không, chẳng ai giải thích cặn kẽ như vậy cả, chỉ biết mang thuốc về uống chả hiểu bệnh mình làm sao, vì sao phải chữa như thế. Cám ơn tiểu ca nhiều lắm."
" Đó là điều nên làm mà." Tả Thiếu Dương đưa gói thuốc cho hắn, nói thêm:" Thời gian uống thuốc ăn kiêng, không ăn đồ lạnh, cá thịt, thứ thức ăn khó tiêu."
Vì vừa rồi nghe Tả Thiếu Dương giải thích rất hay, người trung niên hứng thú hỏi:" Vì sao?"
- Vì ăn đồ lạnh hay thứ khó tiêu khiến cơ thể chia ra một phần sức lực tiêu hóa nó, ảnh hưởng tới việc kháng phong tà. Giống như quốc gia đang kháng giặc ngoại xâm, lại không biết đối xử tốt với bách tính, bách tính tạo phản, phải chia quân ra dẹp loạn, tất nhiên ảnh hưởng tới chuyện kháng địch.
" Ha ha ha, tiểu ca ví dụ thật sinh động dễ hiệu, đa tạ, tổng cộng bao nhiêu tiền?"
" Tám đồng."
" Ồ." Người trung niên lấy ra một xâu tiền ( mười đồng một xâu) đặt lên bàn:" Chỗ còn lại thưởng cho tiểu ca đó."
" Cám ơn đại ca."
" Không có gì, cậu giảng giải chu đáo như thế, làm ta hiểu được bệnh tật của mình, ta phải cám ơn cậu mới đúng. Sau này có đau bệnh gì, ta sẽ tới Quý Chi Đường."
" Đại ca về cẩn thận."
Tả Thiếu Dương tiễn người trung niên ra cửa, vẫy tay tạm biệt rồi mới quay về, trong lòng vui vẻ, chỉ cần được khám bệnh giúp người là y thấy vui.
" Trung Nhi, vừa rồi con giải thích đúng lắm, nhất là nói mồ hôi không ngại sớm, còn cách dùng thuốc nửa ngày uống ba lần làm sao mà con biết?" Tả Quý đợi con quay về mới hỏi, ngạc nhiên không nhỏ, ông ta còn chẳng biết mà:
Tả Thiếu Dương không suy nghĩ, có sao nói vậy:" Con học từ ( Nội kinh) và (Thương hàn luận)."
" (Nội kinh) và (Thương hàn luận) ?" Tả Quý hết sức bất ngờ:" Nhà ta làm gì có hai loại sách đó, cha cũng chưa bao giờ xem qua, ở đâu con có mà học?"
Thời xưa không chỉ y học, các nghề đều do sư phụ dạy đồ đệ, không có học viện, thường học y đều trực tiếp từ lâm sàng, từ chứng bệnh học tới đơn thuốc, trừ đại gia danh y, thường người hành y đều theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Nguyên nhân do in ấn hạn chế, không thể in sách quy mô lớn để phổ biến, cho nên cả đời chỉ học trực tiếp từ sư phụ mà thôi.
Tả Quý còn khá đấy, trước kia ông ta đọc vài năm tư thục, theo phụ thân sư phụ học y, học được ít lập luận bệnh, chứ nhiều người cứ một đơn thuốc dùng cho chục người bệnh, chẳng hiểu gì thêm. Dù thế thì Tả Quý chưa bao giờ đọc ( Nội kinh) và ( Thương hàn luận), Tả Thiếu Dương học từ ông ra, càng không thể nào biết được.
( Nội kinh) cũng chính là ( Hoàng đế nội kinh) cùng với ( Thương hàn luận) được gọi là Trung y tứ đại kinh điển. Nội kinh thành sách vào thời kỳ Chiến Quốc, tác dụng chủ yếu của nó là xác lập lên cơ sở lý luận của học thuyết Trung y. Đây là tác phẩm vĩ đại về lý luận Trung y, nhưng do phương thuốc ghi trên đó chỉ có mười ba cái, từ ý nghĩa lâm sàng mà nói không có tác dụng lớn. Cho nên y giả bình thường không mấy hứng thú với nó, người sao chép ít, đương thời lưu truyền không rộng.
( Thương hàn luận) là ( Thương hàn tạp bệnh luận) thành sách vào thời Đông Hán, thời Chiến Quốc chưa có thuật in ấn, cũng chưa có thuật làm giấy, đến thời Đông Hán Thái Luân phát minh ra giấy nhưng còn xa mới tới mức phổ biến. Đặc biệt là thuật in ấn chưa có, truyền bá sách vẫn dựa vào chép tay, số lượng ít, phạm vi rất nhỏ. Thêm vào hai cuốn sách này khi mới xuất hiện không có mấy danh tiếng, người hiếu được không nhiều, nên sao chép phổ cập cũng ít.
( Thương hàn tạp bệnh luận) sau khi thành sách chẳng ngờ còn thất tán mấy chục năm, Vương Thúc thời Tấn thân là thái y lệnh, lợi dụng chức quyền phí bao nhiêu công sức tìm kiếm cả nước mới sưu tầm được phần liên quan tới thương hàn, biên lại thành ( Thương hàn luận). Về phần tạp bệnh luận thì tìm thế nào cũng không ra tung tích. Cho tới tận thời Tống mới được một hàn lâm học sĩ từ tìm thấy trong đống thẻ trúc chất đống như núi bị mọt ăn thủng lỗ chỗ. Trải qua một phen nỗ lực biên soạn thành ( Kim quỹ yếu lược), chính là phần tạp bệnh luận trong ( Thương hàn tạp bệnh luận), từ đó một cuốn sách chia ra làm hai cuốn.
Trước thời Đường còn chưa phát minh ra thuật in ấn, cho nên cuốn sách y cao cấp trừ thái y triều đình ra, y giả bình thường rất khó mà thấy. Đầu thời Đường mới có in bản khắc, còn in xếp chữ thì tới thời Tống Nhân Tông mới xuất hiện. Cho nên sách y phải tới thời Tống mới thực sự được phổ cập phổ biến.
Cho nên Tả Quý tất nhiên là chưa đọc Thương hàn luận, tuy rất nhiều những phương thuốc nổi tiếng trong đó thông qua hình thức chép tay đã lưu truyền dân gian rồi. Nhưng do chỉ là chép đơn thuốc đơn lẻ, nên chỉ có phần đơn thuốc chứ phần luận thuật không có. Nên rất nhiều y giả biết triệu chứng gì phải dùng thuốc ra sao chứ không biết là vì sao lại dùng thế.