Tiếng kêu la của một cô gái nhỏ mơ hồ vọng lại trong gió, cùng với tiếng cười trong trẻo thốt lên. Tôi quay đầu nhìn lại, ồ, đó là hướng từ hang Mạc Cao truyền đến, xa quá đi.
Năm đó là lần đầu tiên tôi đến Bắc Kinh, sau khi ở lại Nhà thờ Hồi giáo Ngưu Nhai ba ngày, thì cùng với hai ông cháu A Phàm Đề Hải Lực Tư khởi hành, ừ thì con đường kia và nhà thờ Ngưu Nhai là ấn tượng duy nhất của tôi về Bắc Kinh.
A Phàm Đề Hải Lực Tư đặt cho tôi một cái tên Duy tộc là Ngải Tư Hải Đề Ngải Mãi Đề, khi có ai hỏi thì nói tôi là cháu của ông ấy, quần áo cũng đổi thành của người Tân Cương, đi trên đường vẫn có một vài người chọc ghẹo, nói là tôi có vài phần giống bộ dạng của A Phàm Đề.
"Ông A Phàm Đề, vì sao lại đổi tên của cháu ạ?" Không trách được tôi cứ kéo kéo quần áo trên người, mặc dù tôi là người xuất gia, nhưng đối với dòng họ của mình thì việc xuất thân cũng rất để ý, à mà nên nói là 'Đại trượng phu đi không đổi tên, ngồi không đổi họ'.
"Sư phụ của con chưa nói với con sao?" Ông hỏi lại tôi.
"Nói cái gì ạ?" Tôi nghĩ đi nghĩ lại, quả thật thầy không nói điều gì với tôi cả.
"Haiz! Niệm Chân thật là." Ông lắc đầu: "Thủ Chuyết, con nghe ta nói này."
Từ cuối đời Tống và đầu nhà Nguyên trở về sau, phái Mao Sơn bị triều đình kiêng kỵ, nhân tài tàn lụi, điển tịch bị thất lạc, dù tổ tiên các triều đại có tìm kiếm cách mấy cũng vô ích. Đến thời Trung Hoa Dân quốc, truyền nhân đích thực của phái Mao Sơn hầu như cũng không còn ai nữa, mà một số kẻ giả danh lừa bịp mang danh tiếng đệ tử đã làm tổn hại thanh danh ngàn năm của trường phái Mao Sơn. Niệm Chân sư phụ nghĩ rằng, mặc dù hầu hết các điển tịch đều bị thất lạc, nhưng trước thời Tống có thể còn một số điển tịch để lại, ông ấy mới nảy sinh ý định trộm mộ.
Nhưng việc đưa ý tưởng vào thực tế để áp dụng vẫn còn khá khó khăn, trước hết ông ấy không phải là người của m Dương Tông nên không hiểu được thuật phong thủy. Phong thủy thời cổ được gọi là Thanh Ô thuật, Thanh Nang thuật, bởi vì nó đã được đề cập đến trong một quyển kỳ thư vào thời Đường: đầu tiên hoàng đế chia ruộng đất và phân các châu, có một người tên Thanh Ô Tử giỏi về địa lý, hoàng đế yêu cầu người này biên soạn ra sách. Dân gian xưng là phong thủy chi thuật, phong là đạo lý của trời mà thủy cũng là đạo lý của đất. Cho nên phong thủy chính là đạo lý của trời đất. Nói trắng ra, đó là lợi dụng thuật phong thủy để kiểm tra xem có mộ phần hay không hoặc để xác định vị trí của mộ phần.
Không tìm được mộ thì cũng đừng nói đến chuyện trộm mộ. Mặc dù dân gian có nghề mò vàng, nhưng trong thời đại chiến tranh thường xuyên xảy ra này, thì đến chỗ nào mà tìm chứ? Về sau, bệnh cũ của Niệm Chân sư phụ tái phát, nên sống luôn tại Bạch Vân Quán ở Bắc Kinh, vừa điều dưỡng sức khỏe, vừa huấn luyện tôi.
A Phàm Đề quen biết sư phụ khi ông đang đi dạo ở Tân Cương trong những năm đầu, hai người đã cùng nhau đi qua Thiên Sơn, băng qua sa mạc Taklamakan, là tình bạn sống chết có nhau, không ngờ lại gặp gỡ ở Bắc Kinh.
A Phàm Đề và sư phụ đều có chung một mục tiêu, họ là tín đồ Hồi giáo, là trưởng lão trong giáo phái, bởi vì cảm thấy nhiều tác phẩm kinh điển quan trọng bị thất lạc, nên nhiều năm qua đã đi khắp nơi trên đất nước, vẫn như cũ không gặp được gì. Hai con người trò chuyện lâu dài, cả hai đều liên tưởng đến con đường tơ lụa thời xưa, vào thời đó, nền văn minh của nhà Hán và nhà Đường rất thịnh vượng, truyền bá rộng khắp nơi, mức độ ảnh hưởng của nó trong lịch sử thế giới là có một không hai, không biết bao nhiêu di sản văn hóa có giá trị bị vùi lấp dưới lớp cát vàng này.
"Thủ Chuyết, sư phụ của con và ta đều đã lớn tuổi, những việc này chỉ có thể dựa vào những người trẻ tuổi các con thì mới làm được, đây không phải chuyện ngày một ngày hai, nó có thể khiến con mất thời gian cả một đời, việc thay đổi danh tính của con như vậy sẽ có lợi đối với con sau này." A Phàm Đề đầy xúc động vỗ vỗ vai tôi.
Dọn dẹp một lúc xong, ông A Phàm Đề liền mang tôi và A Tư Lệ khởi hành, điểm dừng chân đầu tiên của tôi là hang Mạc Cao tại Đôn Hoàng. Giao thông hồi đó chưa phát triển như bây giờ, để tiết kiệm chi phí, dọc đường chúng tôi đi xe lửa, xe ngựa, tất cả đều dùng bằng hai chân, mất hai tháng mới đến Đôn Hoàng, nơi giao nhau của ba tỉnh Cam Túc, Thanh Hải, Tân Cương.
Đôn, là lớn; Hoàng, là thịnh vượng. Chúng tôi đã cảm nhận được nó trên đường đi, dù A Phàm Đề ông ấy đã đến Đôn Hoàng khi còn trẻ, nhưng tôi chưa đến hang Mạc Cao lần nào, đã tìm kiếm ba ngày rồi, mà đây là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm sự thịnh vượng của gió và cát.