Năm mươi thuyền chiến xếp thành hàng hình thoi, càng ngày càng gần với thuyền chiến quân Triều Tiên, cuối cùng hai bên đụng nhau. Lúc này cán đập trên thuyền lớn quân Tùy dựng lên cao, trong tiếng hò hét của binh lính quân Tùy, cán đập dài cả mấy trượng mạnh mẽ quật xuống, nện vào thuyền chiến của đối phương.
"Ầm" một tiếng cực lớn vang lên, một chiếc thuyền chiến Triều Tiên bị hai cán đập đồng thời nện trúng, thân thuyền vỡ toác, nước sông cuồn cuộn tuôn vào...
Cán đập là một loại vũ khí thủy chiến xuất hiện thời triều Tùy. Thật ra chính là một khúc gỗ lớn dài tới mấy trượng, đặt ở bên mép thuyền. Một khi xảy ra thủy chiến, các binh linh sẽ kéo nó lên cao, sau đó mạnh mẽ thả xuống, lợi dụng sức lực cực lớn của cán đập đập nát con thuyền đối phương.
Loại vũ khí này lúc quân Tùy bình nam vận dụng vô cùng rộng rãi. Dương Tố suất lĩnh thủy quân chiến đấu kịch liệt với quân đội Nam Trần trên Trường Giang, chính là loại cán đập này phát huy uy lực cực lớn, trở thành đệ nhất thần công của quân Tùy chiến thắng thủy quân Nam Trần.
Lúc này loại vũ khí thủy chiến này chưa truyền vào Triều Tiên. Lúc quân Tùy sử dụng loại cán đập cực lớn này mạnh mẽ nện vào thuyền quân Triều Tiên, không ít binh lính Triều Tiên còn cho rằng cột buồm của thuyền chiến quân Tùy ngã xuống.
Thủy quân Triều Tiên không có chuẩn bị, chúng cách gần thuyền chiến quân Tùy chỉ là để cung tên sử dụng thuận tiện. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, cán đập của quân Tùy làm cho thủy quân Triều Tiên bị thương rất nặng.
Hơn hai mươi thuyền chiến lần lượt bị đập nát chìm xuống, chỗ mặt nước nổi lềnh bềnh binh lính Triều Tiên ôm gỗ vụn kêu cứu. Nhưng nghênh đón bọn họ, chỉ có cung tên ác nghiệt vô tình của binh lính quân Tùy.
Tốc độ thủy chiến của hai bên nhanh chóng đi vào trạng thấy căng thẳng kịch liệt. Trên mặt sông tiếng trống trận như sấm, tiếng hô giết rung trời, tên bắn và pháo đá bay ngập trời, cán đập cực lớn như cánh tay nặng nề đập lên thuyền chiến Triều Tiên, không ngừng có thuyền bị đập vỡ, phát ra tiếng thuyền vỡ chói tai.
Thủy quân giao chiến, một chiếc thuyền cũng không tha, phòng ngự bị hỏa tiễn của quân địch bắn trúng, châm lửa cánh buồm. Trong thực chiến, tác dụng sinh ra của hỏa tiễn cũng không lớn, không có khác biệt gì với tên bắn bình thường.
- Tướng quân, thuyền địch linh hoạt, cán đập khó có thể đả thương địch! Một binh lính hô to.
Thủy quân Triều Tiên đã tiếp nhận giáo huấn, bọn họ không cần tới gần quân Tùy mà giữ khoảng cách nhất định, lợi dụng sự linh hoạt của thuyền nhỏ, bắn tên đá pháo công kích thuyền chiến quân Tùy.
- Ầm! Ầm!
Mấy chiếc thuyền quân Triều Tiên bao vây một chiếc thuyền chiến quân Tùy, liên tục phát tên, viên đá mạnh mẽ đập thuyền lớn tấn công, sau đó tiếng vỡ vụn liên tục, thuyền chiến quân Tùy bị đập thủng một lỗ lớn, nước sông cuộn trào tuôn vào...
Lai Hộ Nhi chỗ xa xa thấy thuyền địch linh hoạt, nhất thời tức giận nói:
- Truyền mệnh lệnh của ta, tiếp vây thuyền!
"Tiếp vây thuyền" là cách truyền thống đối phó thuyền nhỏ, cũng chính là thuyền lớn vây thành một vòng, xua đuổi thuyền nhỏ vào giữa vòng vây.
Tuy nói rất đơn giản, nhưng chiến thuật này phải phối hợp ăn ý với kỹ thuật lái thuyền thuần thục, nếu có chút sơ sẩy sẽ để thuyền nhỏ chui lọt, hoặc thuyền lớn dễ đụng vào nhau.
Thủy quân của Lai Hộ Nhi đều là qua vô số lần huấn luyện, bao gồm mấy lần thủy chiến với Lâm Sĩ Hoằng, có kinh nghiệm phong phú và kỹ thuật lái thuyền cao siêu.
Ba mươi thuyền lớn bắt đầu hợp lại, mười thuyền chiến lớn đang bổ vây phía ngoài, hơn mười thuyền nhỏ bị xua đuổi trong vòng vây.
Lúc này thuyền Triều Tiên đã ý thức được chiến thuật của quân Tùy, chúng phân công nhau phá vây, ý đồ từ khe hở thuyền lớn quân Tùy xông ra vòng vây. Nhưng phối hợp ăn ý của quân Tùy làm chúng không những không thể phá vây, mà ngược lại bị cán đập đập nát mấy chiếc thuyền, thậm chí còn có hai thuyền bị đắm chìm.
Lai Hộ Nhi ánh mắt lạnh lùng nhìn chằm chằm thuyền vây từ từ khép lại, y thấy thuyền vây đã xây thành, liền dứt khoát hạ lệnh bờ đông:
- Dùng hỏa dầu công kích!
Hỏa công tuy là cách đánh truyền thống trong thủy chiến, nhưng sử dụng hỏa dầu lại là ưu thế của quân Tùy, giúp hỏa công của thủy quân như hổ thêm cánh.
Trên mỗi chiếc thuyền chiến đều có một cỗ máy bắn đá, có thể ném khối đá nặng ba trăm cân ra xa trăm bước, thủy quân sử dụng bình dầu hỏa.
Loại bình dầu hỏa này là chuyên dùng đốt chế, hoàn toàn bịt kín, chỉ có một lỗ bằng quả đào lớn, dùng gỗ nhét kín.
Loại bình dầu hỏa này của thủy quân uy lực cực lớn. Theo cán đập bật tung, từng bình sứ chứa đầy hỏa dầu bị ném ra, nện lên thuyền nhỏ quân Triều Tiên.
Bình sứ vỡ vụn, dầu hỏa chảy đầy boong thuyền hoặc vách tường thuyền, rất nhanh bị hỏa tiễn của inh lính quân Tùy châm ngòi. Trong nháy mắt, mười mấy thuyền chiến lớn đều bốc cháy hừng hực.
Trận hải chiến này chỉ qua hơn một canh giờ liền đi vào kết thúc, hơn trăm thuyền chiến Triều Tiên tham chiến nhưng có hơn tám mươi thuyền bị đập vỡ hoặc thiêu hủy.
Mười mấy chiếc thuyền chiến thoát chạy về hướng đông không dám đánh nữa, còn năm mươi thuyền chiến quân Tùy chỉ có một chiếc bị đá pháo đập vỡ một lỗ lớn, vì nước sông chảy vào mà bị đắm.
Trận chiến dịch mặt nước có lực lượng chênh lệnh nhau rất lớn này, rất nhanh làm thủy quân Triều Tiên kết thúc thảm bại... Nhưng lúc này, do cảnh báo đốt lửa làm tín hiệu đã truyền tới đô thành Bình Nhưỡng. Ba cột khói lửa là ý chỉ có đại quân đột kích, khói lửa đến từ bờ sông, hoặc là đội thuyền đến công kích, hoặc là quân đội của Tân La đánh tới bờ nam Vân Thủy.
Quân thủ Bình Nhưỡng không biết quân địch từ đâu đến, nhưng cái này không thể ngăn cản kinh hoảng trong thành Bình Nhưỡng. Trong thành Bình Nhưỡng nhất tề hoảng sợ, cửa thành lần lượt đóng lại, các binh lính chạy lên đầu thành, chuẩn bị ứng chiến.
Sớm có binh lính chạy như bay vào hoàng cung, lên trước bẩm báo với Cao Kiến Vũ, y là vua Triều Tiên. Cao Kiến Vũ năm nay khoảng ba mươi tuổi, từ cuối tháng mười năm ngoái đăng cơ tới nay đã gần một năm.
Một năm nay phần lớn thời gian y đều suy nghĩ làm sao đoạt lại quyền lực từ trong tay gia tộc Uyên thị, y cũng không hề suy nghĩ về việc xâm lấn của kẻ địch bên ngoài.
Kẻ địch của Triều Tiên chủ yếu đến từ đại lục Trung Nguyên triều Tùy và Tân La ở bán đảo phía nam. Nhưng Trung Nguyên nội chiến đang kịch liệt, quân Tùy không rảnh xâm lấn Triều Tiên. Còn Tân La tháng trước tân vương đăng cơ, đang ổn định quyền lực trước, quân đội Tân La không không thể nhanh như vậy xâm lấn Triều Tiên.
Cho nên lúc tin khói lửa truyền đến, Cao Kiến Vũ liền ngây người, y không biết kẻ địch là ai? Sao có thể lúc này xâm lấn Triều Tiên?
- Truyền mệnh lệnh của ta, lập tức đóng cửa thành, tất cả quân đội phòng ngự trên thành, động viên quân dân toàn thành chuẩn bị tham gia hiệp phòng.
Cao Kiến Đức liên tục hạ lệnh phòng ngự. Lúc này, Thứ tướng Ất Chi Văn Đức của Triều Tiên tiến lên khuyên bảo:
- Đại Vương, thần cảm thấy rất có thể là quân Tùy đến tiến công.
- Quân Tùy?
Cao Kiến Vũ ngẩn ra, y có chút không tin:
- Tình báo của Cái Tô Văn không phải nói quân Tùy đang tiến công quân Đậu Kiến Đức ở Thanh Châu sao? Sao có thể tiến công Triều Tiên?
- Đại Vương, Dương Nguyên Khánh vốn giỏi quỷ kế, thần nghi ngờ tiến công Thanh Châu chẳng qua là kế nghi binh của hắn, dùng để mê hoặc triều Đường, cũng là mê hoặc chúng ta. Càng quan trọng là vua Tân La mới vừa đăng cơ, bất luận thế nào, bọn họ sẽ không đến tấn công chúng ta, chỉ có thể là quân Tùy.
Cao Kiến Văn chắp tay sau lưng đi qua đi lại trong phòng, trong mắt tràn đầy lo lắng. Y không biết nên làm thế nào mới tốt, quân đội dưới tay của bọn họ mới hơn hai chục ngàn người, có thể chống đỡ được tiến công của quân Tùy hay không?
Ất Chi Văn Đức là trọng thần xếp sau Uyên Thái Tộ ở nước Triều Tiên, giỏi mưu lược, văn võ song toàn. Tuy lúc này tình thế nguy cấp, nhưng đầu óc y lại rất tỉnh táo, biết nên làm thế nào.
Y thấy Cao Kiến Văn trong lòng lo lắng, liền khuyên ông ta:
- Đại vương, quân Tùy tất nhiên là có chuẩn bị mà đến. Chúng ta không có chuẩn bị, trận chiến giữ thành này tất nhiên sẽ rất gian khó. Thần kiến nghị đi cầu cứu Cái Tô Văn, thỉnh cầu y phát viện binh, đây là cách đánh bại quân Tùy có hiệu quả nhất.
Cao Kiến Vũ thật sự không muốn đi cầu xin gia tộc Uyên thị, y biết không nên thiếu nợ nhân tình Cái Tô Văn. Một khi gã phái binh đi cứu viện, mình lại phải trả ra cái giá gấp mười lần, thực sự làm y cảm thấy do dự không quyết.
Đúng lúc này, một binh lính như bay chạy tới trước điện bẩm báo:
- Đại Vương, đại sự không ổn, bờ sông truyền đến tin tức, thủy quân của chúng ta không địch nổi thuyền chiến quân Tùy, đã hoàn toàn bị đắm rồi.
Tin tức này nhất thời làm Cao Kiến Vũ ngây người. Quả nhiên là quân Tùy, hơn nữa thủy quân của y lại hoàn toàn bị diệt, trong lòng y nhất thời cảm thấy đau nhức tê liệt một trận, nặng nề ngồi lên giường.
Ất Chi Văn Đức cũng có chút sốt ruột rồi, y lại khuyên nhủ:
- Đại Vương, hạ quyết tâm đi! Nếu không sẽ không kịp nữa.
Cao Kiến Vũ thở dài một tiếng, cuối cùng gật đầu:
- Thứ tướng, chuyện này làm phiền khanh đi một chuyến. Nói cho Cái Tô Văn, nếu y có thể suất quân đến tiếp viện, ta có thể phong y làm Mạc Ly Chi.