Quyển 7 - Chương 23: Lý lẽ của kẻ điên (1)

Trí Tuệ Đại Tống

Kiết Dữ 2 15-02-2024 15:22:08

- Nhân sinh có tám cái khổ: Sinh lão bệnh tử, yêu biệt ly, hận thường gặp, cầu không được, ngũ âm thịnh vượng. - Sinh lão bệnh tử dễ hiểu, yêu biệt ly là người tương thân tương ái thường thường phải chia tách, hận thường gặp là ghét nhau lại hay chạm chán, cầu không được là thứ ham muốn lại chẳng thể có; ngũ âm thịnh vượng là sắc, thụ, tưởng, hành, thức, năm loại dục vọng như lửa cháy thiêu đốt con người. - Bốn nỗi khổ đầu là do thân thể, từ thân thể chuyển sang tinh thần. Bốn nỗi khổ sau là khổ về tinh thần, từ tinh thần gây hại thân thể. Cho nên mới nói cuộc đời đi kèm với nỗi khổ, nhưng không phải cuộc sống không có gì tốt, mà nói nỗi khổ thì không ai tránh được, bất kể là nam nữ, già trẻ, sang hèn... Bên trong Văn Hoa Điện, một vị hòa thượng béo tốt mặc tăng bào mầu xám, ngồi khoanh chân trên chiếc bồ đoàn, mặt như Phật Di Lặc, hiền hòa dễ gần, chắp tay giảng kinh Phật: Ngồi ở phía bồ đoàn đối diện, Triệu Trinh rất thành kính hỏi: - Đại sư, người nói những thống khổ đó không ai tránh được, vậy vì sao thánh nhân có thể vượt qua? Trẫm nghe nói thánh nhân khai thông minh nghĩa, vui vẻ vạn năm mà không phiền não, phải vậy chăng? Hòa thượng béo niệm một câu Phật hiệu: - Bần tăng nhiều năm du lịch thiên hạ, đều mắt thấy tai nghe đều đầy thống khổ, không thấy người thực sự khoái lạc trên đời, càng là bậc trí giả thì càng thống khổ, người nhìn xa càng nhiều âu lo hơn kẻ thiển cận, không ai có thể giải thoát được hết. Triệu Trinh mỉm cười gật đầu, người Triệu gia không tin Phật đà, bọn họ thờ cúng trong tổ miếu là tổ thần đạo giáo, nhưng vị tăng nhân phía trước thì hắn không thể không tôn kính, ông ta mang một cái xẻng kỳ quái đi du lịch, đi tới đâu cứu khổ cứu nạn tới đó, Bao Chửng ở Ứng Thiên phủ phát hiện vị tăng nhân này dốc sức cứu giúp nạn nhân, bản thân ăn cỏ để nhường lương thực cho nạn dân đói kém. Ông ta còn tổ chức tăng nhân ở Ứng Thiên phủ thành đoàn người cứu tai nạn, lúc thiên tai nghiêm trọng nhất đã hỗ trợ mạnh mẽ cho quan phủ, nếu không có ông ta, nạn dân đã chẳng chờ được Vân Tranh mang lương thực từ Quảng Nam tới. Cho nên Bảo Chửng dâng thư, mong quan gia khen thưởng tăng nhân này. Triệu Trình vốn chẳng để trong lòng, định khích lệ qua loa vài câu rồi để ông ta đi, nhưng ngồi xuống nói chuyện vài câu, phát hiện ra vị tăng nhân béo tốt ấy là bậc trí giá, từng lời nói đều mang thâm ý sâu xa, có sự khác biệt lớn về bản chất với tăng nhân mình từng gặp, nên bất tri bất giác nói chuyện quên thời gian. - Bệ hạ, gay go to rồi, Văn Tín hầu nổi điên rồi. Trâu Đồng Minh chạy hộc tốc vào đại điện, thở hổn hển nói: Triệu Trinh sững người mất một khoảnh khắc: - Nổi điên? Nổi điên thế nào? Vì sao lại nổi điên? Trâu Đồng Minh quỳ xuống nói nhanh: - Văn Tín hầu vốn đang đứng đợi bệ hạ triệu kiến, còn cùng bình chương sự, tham tri chính sự giao đàm, không có vấn đề gì. Sau đó còn cùng Lỗ thị lang hẹn nhau mai tới nhà chơi. - Kết quả vì Văn Tín Hầu đi nhầm về hành lang bên phải, bị đám ngự sử Lưu Độ chỉ trích, lời nói khó nghe, kết quả Văn Tín hầu nổi điên, rat ay đánh người. Triệu Trinh nhíu mày, đánh người trong hoàng cung, tên này đúng là điên rồi: - Rồi sao? - Sáu vị ngự sử thái giám sinh tử chưa rõ. - Cái gì? Triệu Trinh đại kinh thất sắc đứng bật dậy, làm sao hắn ngờ được sự thể nghiêm trọng như thế, nếu giám sát ngự sử chết, tuyệt đối là chuyện tai tiếng nhất từ sau thời Hoàng Sào từ lập quốc tới nay, không còn lòng dạ nào mà nghe kinh Phật nữa, vẫn rất lễ độ nói: - Ngũ Câu đại sư, mời tới Tướng Quốc tự tạm nghỉ trước, ngày khác trẫm thỉnh giáo kinh nghĩa. Ngũ Câu đứng lên, hai tay chắp làm một, thở dài: - Thiện tai, thiện tai, bần tăng đã tới muộn một bước, độc bạo lệ đã thấm vào xương tủy, mong rằng Phật tổ từ bi phù hộ y vượt qua kiếp nạn này. - Đại sư vì sao nói thế? Ngũ Câu thi lễ: - Bần tăng chuyến này nhập kinh chẳng phải vì nhận ban thưởng của bệ hạ, mà vì Vân Tranh mà tới. Khi ở Thúc, sát khí của y đã rất mạnh, phương thức giải quyết mọi việc chỉ có một chữ giết! Sau khi theo Bành Lễ tiên sinh đọc sách, được đại nghĩa thánh hiền áp xuống ác niệm, nếu một lòng đọc sách, nhân thiện trong sách dần dần xoa dịu sát khí trong y, tiếc rằng sau đó y chinh chiến liên miên, tạo thành vô biên sát kiếp. - Bần tăng từng vì y mà liên tục đọc kinh ba tháng, trong quá trình đó y còn sinh được một đứa con, vì thế mà cảm niệm Phật ân, sai bộ hạ thay mình diệt trừ đạo tặc, tạo phúc bách tính. Triệu Trinh lạnh lùng nói: - Nói vậy là đi Quảng Nam bình loạn biến y thành tên ma vương giết người? Ngũ Câu gật đầu: - Chính thế, bần tăng thấy Vân Tranh ở Tương Dương thì y đã sát khí ngợp trời, tuy che dấu tốt, nhưng bần tăng vẫn nhìn ra sự điên cuồng ở khóe mắt. Ma vương giết người như thế không phải phúc của Đại Tống, mong bệ hạ sớm quyết đoán. Người Triệu Tinh run lên: - Ý đại sư là giết y? - Vân Tranh đã nhập ma quá sâu, đã tu la vương chuyên giết người rồi, bần tăng muốn cứu y e cũng không được, giết y cũng là một loại giải thoát. Bần tăng nguyện vì y tụng kinh ba năm, để y sớm siêu thoát. Triệu Trinh liếc nhìn Ngũ Câu một cái, bảo Trâu Đồng Minh, giọng lãnh đạm hơn nhiều: - Tiễn đại sư rời cung. Ngũ Câu không nói nhiều lời, thi lễ rời đi, Triệu Trinh vốn đang vô cùng tức giận, nghe Ngũ Câu nói liền trấn định hơn nhiều, không vội tới chỗ Vân Tranh xem tình hình nữa, ngồi xuống chống cằm ngẫm nghĩ: - Vân Tranh ơi là Vân Tranh, ngươi đúng là kẻ thù khắp thiên hạ đấy, cả tăng nhân chỉ cần có cơ hội là cũng muốn dồn ngươi vào chỗ chết. Chẳng mấy chốc đám đại thần Bàng Tịch kéo cả tới Văn Hoa điện, phẫn nộ đem cảnh tượng mình nhìn thấy thuận lại cho quan gia nghe, Triệu Trình nghe nói đám Lưu Độ tuy bị thương nghiêm trọng nhưng không nguy tới tính mạng thì thầm thở phào. - Chuyện này phải xử lý ra sao? Đại Tống ta có tiền lệ chưa? Giọng nói âm lãnh của Triệu Trinh vang vang trong đại điện trống: Bàng Tịch chắp tay tấu: - Triều ta lập quốc trăm năm chưa từng có chuyện ngày, nên lão thần cho rằng nên nghiêm trừng để cảnh cáo. Lời Ngũ Câu bất giác vang lên bên tai Triệu Trinh, nhìn đại thần của mình, cười nhạt: - Khanh muốn nghiêm trừng ra sao? Vừa rồi có một hòa thượng bảo trẫm rằng Vân Tranh đã nhập ma, mau mau giết đi, các khanh thấy có nên không? Bàng Tịch ngớ ra, cân nhắc một chút rồi nói: - Chuyện này ngự sử Lưu Độ cũng có lỗi, sao đẩy hết trách nhiệm lên đầu Văn Tín hầu được, vả lại theo luật pháp, đây cũng không phải tội chết. Triệu Trinh gật đầu, phất tay ra lệnh: - Truyền Vân Tranh. - Bệ hạ, Vân Tranh cuồng tính bộc phát, không tiện kiến giá, phải giam y vào Đại Lý tự cho tới khi tỉnh táo lại mới được. Bộc vương Triệu Duẫn vội vàng nói: - Đưa y tới đây, để trẫm xem y đã điên tới mức nào. Triệu Trinh hiển nhiên là lờ Bộc vương đi: Vân Tranh bị thị vệ trói hai tay giải lên, y phục loang lổ máu, bên má trái cũng lấm tấm vài giọt, đợi thị lệ cởi tró thì thi lễ, xong đứng nghênh ngang ở đó, chẳng nói chẳng rằng, mặt không bi không hỉ. - Nói đi, trẫm nghe đây, đường đường Vân Huy đại tướng quân lại đánh một đám ngự sự tay không tấc sắt là sao, thật là oai phong quá đấy. Vân Tranh nhìn Triệu Trinh, giọng đều đều: - Thần tiến cung một là xin ân điển cho lão tốt Vũ Thắng quân hồi hương, hai là muốn cùng bệ hạ bàn chuyện Địch công, lần đầu nhập cung, nên đi nhầm đường, bị đám ngự sử buông lời cay độc xỉ nhục, thần không nhịn được nên ra tay, chuyện chỉ có thế, thần chẳng có gì để giải thích. Bệ hạ xử lý thế nào cũng được, mong người khai ân cho lão tốt về quê là đủ. Thái độ thản nhiên như không của Vân Tranh làm Triệu Trinh tức tới bật cười: - Ngươi lo thân chưa xong còn cầu xin cho người khác à?